HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM (CONSUMER CONTRACTS)

“Người tiêu dùng” được định nghĩa là “người mua hoặc sử dụng hàng hóa và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Thuật ngữ “người” ở đây được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức. Dó đó một tổ chức, theo pháp luật Việt Nam, cũng được coi là người tiêu dùng. Sự khác biệt duy nhất đó là người tiêu dùng sử dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dùng. Trong khi đó, đối với một chủ thể kinh doanh, việc mua hàng hóa đầu vào trong quá trình hoạt động để cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng được coi là có “mục đích tiêu dùng” hoặc “mục đích kinh doanh”.

Nếu một hợp đồng được giao kết giữa hai chủ thể kinh doanh được xem như hợp đồng tiêu dùng thì những điều khoản sau đây (nếu được quy định trong hợp đồng) sẽ không có hiệu lực:

·         Điều khoản loại trừ trách nhiệm của thương nhân;

·        Điều khoản hạn chế,  hoặc loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;

·        Điều khoản cho phép thương nhân đơn phương thay đổi điều kiện hợp đồng đã thỏa thuận trước vớingười tiêu dùng; hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;

·         Điều khoản cho phép thương nhận đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;

·         Điều khoản cho phép thương nhân quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

·        Điều khoản cho phép thương nhân giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;

·        Điều khoản băt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình; và

·       Điều khoản cho phép thương nhân chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của người tiêu dùng.

 Nhiều điều khoản được sử dụng phổ biến trong hợp đồng kinh doanh nhưng lại bị cấm sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng. Bởi vậy, việc xác định loại hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh là hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng tiêu dùng là rất cần thiết.

 

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DO HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN (HARDSHIP CIRCUMSTANCE)

Bộ Luật Dân sự 2015 cho phép một bên có lợi ích bị ảnh hưởng của hợp đồng có quyền (i) yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng; hoặc bằng cách khác (ii) yêu cầu tòa án ra quyết định chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.  Một hoàn cảnh được viện dẫn là hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi thỏa mãn các điều kiện sau:

·         Có sự thay đổi hoàn cảnh do các nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi hợp đồng được giao kết;

·         Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

·         Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên dự liệu trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

·         Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không thay đổi nội dung của hợp đồng sẽ gây ra tổn thất và thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; và

·         Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết bằng hết khả năng của mình và phù hợp với tính chất của hợp đồng nhưng vẫn không thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

 Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, do đó các bên của hợp đồng nên bắt đầu cân nhắc về khả năng loại trừ điều khoản hardship. 

THÀNH LẬP VĂN PHÒNG DAI DIỆN TẠI VIỆT NAM

Nếu một công ty nước ngoài có kế hoạch thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường Việt Nam về nhu cầu hàng hóa và dịch vụ nào đó và mong muốn có một đầu mối liên lạc tại Việt Nam thì ngoài việc đăng ký thành lập một công ty theo Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014, các công ty nước ngoài có thể cân nhắc thành lập một văn phòng đại diện theo Luật Thương mại 2005 và Nghị định 07/2016. Những điểm thuận lợi khi thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam là:

·                     Thời gian và thủ tục thành lập một văn phòng đại diện ngắn và đơn giản hơn so với thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

·                     Văn phòng đại diện có thể được điều hành và quản lý bởi một nhân viên (Trưởng văn phòng đại diện); và

·                     Điều hành một văn phòng đại diện sẽ đơn giản, ít tốn kém chi phí hơn vì văn phòng đại diện không thuộc đối tượng phải kê khai thuế, chuẩn bị cáo tài chính, chuẩn bị và nộp báo cáo lao động, báo cáo đầu tư. Thông thường, một văn phòng đại diện chỉ cần nộp báo cáo hoạt động hàng năm trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 1 năm kế tiếp.

Tuy nhiên, việc điều hành thông qua một văn phòng đại diện có một số nhược điểm:

·                     Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân;

·                     Thời gian hoạt động tối đa của văn phòng đại diện là 5 năm (có thể gia hạn thêm); và

·                     Văn phòng đại diện không được phép ký kết hợp đồng mua bán hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.

Các tài liệu cần thiết để thành lập một văn phòng đại diện bao gồm:

·                     Giấy chứng nhận thành lập công ty và/hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nước ngoài;

·                     Báo cáo tài chính có kiểm toán của năm trước liền kề hoặc tài liệu tương đương từ cơ quan thuế có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng minh sự tồn tại và hoạt động của  công ty nước ngoài;

·                     Hộ chiếu của Trưởng văn phòng đại diện;

·                     Sơ yếu lý lịch của Trưởng văn phòng đại diện;

·                     Quyết định bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện;

·                     Hợp đồng thuê văn phòng (hoặc thỏa thuận nguyên tắc cho thuê văn phòng) về vị trí của văn phòng đại diện; và

·                     Tài liệu chứng minh quyền sở hữu, điều kiện an toàn và các vấn đề khác có liên quan về địa điểm đặt văn phòng của chủ sở hữu.