Bản chất của kinh doanh “voucher” theo luật Việt Nam

Tại Việt Nam, voucher (phiếu mua hàng) không chỉ được sử dụng như một phương thức khuyến mại, mà còn là một loại “sản phẩm” được bán trên rất nhiều trang thương mại điện tử. Cụ thể, một bên kinh doanh voucher có thể bán voucher cho các người sử dụng của mình, mà các voucher đó có thể được sử dụng cho các hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định cung cấp bởi các nhà phân phối nhất định. Người sử dụng sau đó sẽ sử dụng voucher để có được hàng hóa hoặc dịch vụ từ các nhà phân phối thường là với giá chiết khấu. Như phân tích dưới đây của chúng tôi sẽ cho thấy, bản chất pháp lý của việc kinh doanh voucher tại Việt Nam là chưa rõ ràng, và vì vậy các mô hình kinh doanh dựa trên việc mua bán voucher có thể phát sinh những rủi ro nhất định.

Voucher không phải là một loại hàng hóa hay dịch vụ

Mặc dù luật không đề cập đến vấn đề này, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có vẻ như cho rằng voucher không phải là hàng hóa hay dịch vụ:

· Nhiều hướng dẫn từ Tổng Cục Thuế quy định rằng các công ty không thể phát hành hóa đơn Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT) đối với việc mua bán voucher. Trong khi đó, theo Điều 3 của Luật Thuế GTGT 2008, tất cả các “hàng hóa, dịch vụ” được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam phải chịu thuế GTGT, trừ một số lượng hạn chế hàng hóa hoặc dịch vụ không chịu thuế quy định bởi luật; và

Nghĩa vụ chứng minh liên quan đến nghĩa vụ hạn chế tổn thất trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại theo pháp luật hợp đồng Việt Nam

Theo Luật Thương Mại 2005, khi bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm sẽ có nghĩa vụ hạn chế tổn thất mà mình phải gánh chịu (Trách Nhiệm Hạn Chế Tổn Thất). Tuy nhiên, Luật Thương Mại 2005 chưa quy định cụ thể liệu trách nhiệm chứng minh việc bên bị vi phạm đã (hoặc chưa) hoàn thành Trách Nhiệm Hạn Chế Tổn Thất sẽ thuộc về bên vi phạm hay bên bị vi phạm. Mặc dù vậy, có khả năng bên vi phạm sẽ có trách nhiệm chứng minh rằng bên bị vi phạm đã không hạn chế các thiệt hại mà bên đó phải gánh chịu.

Một mặt, có thể lập luận rằng bên bị vi phạm sẽ có nghĩa vụ chứng minh rằng mình đã thực hiện Trách Nhiệm Hạn Chế Tổn Thất bởi Điều 304 Luật Thương Mại 2005 quy định rằng bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh được “tổn thất, mức độ tổn thất” gây ra bởi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Như vậy, có thể hiểu rằng, “mức độ tổn thất” phải được chứng minh bởi bên bị vi phạm sẽ không bao gồm khoản tổn thất đã có thể được hạn chế nếu bên bị vi phạm đã hoàn thành Trách Nhiệm Hạn Chế Tổn Thất ( hay tất cả các biện pháp hợp lý đã được tiến hành nhằm hạn chế tổn thất). Nói cách khác, để chứng minh hoặc yêu cầu bên vi phạm bồi thường một khoản thiệt hại cụ thể, bên bị vi phạm phải tính đến yếu tố Trách Nhiệm Hạn Chế Tổn Thất của mình đã được hoàn thành và sẽ có trách nhiệm chứng minh mình đã tuân thủ Trách Nhiệm Hạn Chế Tổn Thất.

“Tổn thất thực tế và trực tiếp” do vi phạm hợp đồng liệu có bao gồm các tổn thất bên bị vi phạm phải gánh chịu theo một hợp đồng khác với bên thứ ba không?

Theo Luật Thương Mại 2005, giá trị thiệt hại mà bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường do hành vi vi phạm hợp đồng sẽ bao gồm (i) giá trị “tổn thất thực tế, trực tiếp” mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra và (ii) “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng” nếu không có hành vi vi phạm đó. Rõ ràng, khoản tiền mà bên bị vi phạm phải bồi thường cho bên thứ ba (ví dụ: khách hàng của bên bị vi phạm) do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm (Thiệt Hại Với Bên Thứ Ba) sẽ không được coi là lợi nhuận bị mất theo điểm (ii). Tuy nhiên, không rõ liệu và bằng cách nào mà Thiệt Hại Với Bên Thứ Ba có thể được bao gồm trong “tổn thất thực tế và trực tiếp” (Tổn Thất Trực Tiếp) mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.

Luật Thương Mại 2005 cũng không quy định chi tiết hơn về cách xác định Tổn Thất Trực Tiếp. Bộ Luật Dân Sự 2015 đưa ra một danh sách liệt kê các thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ/hợp đồng, mà có thể sử dụng để xác định loại tổn thất này, bao gồm:

Những Điểm Cần Xem Xét Trong Điều Khoản Trọng Tài Đối Với Bên Việt Nam Trong Hợp Đồng Với Bên Nước Ngoài

Khi doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng với một bên nước ngoài, bên nước ngoài thường yêu cầu hợp đồng phải có Điều khoản trọng tài để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bằng trọng tài thương mại thay vì Tòa án Việt Nam. Khi đàm phán và soạn thảo Điều khoản trọng tài trong hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam cần cân nhắc các điểm sau:

Luật điều chỉnh hợp đồng

Nếu luật điều chỉnh của hợp đồng là pháp luật Việt Nam, thì việc lựa chọn các trung tâm trọng tài tại Việt Nam sẽ phù hợp hơn bởi các trọng tài viên ở Việt Nam thường hiểu biết về pháp luật Việt Nam hơn trọng tài viên ở nước khác. Nếu luật điều chỉnh là pháp luật nước ngoài, thì bên Việt Nam có thể cân nhắc lựa chọn pháp luật của các hệ thống tài phán mà dễ tiếp cận từ Việt Nam. Theo tiêu chí này, pháp luật Anh sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi nhiều sách luật tiếng Anh hiện đã có sẵn ở Việt Nam hoặc có thể mua từ các cửa hàng trực tuyến. Có nhiều nguồn thông tin miễn phí trên Internet về luật Anh hơn các luật khác. Ngoài ra, có thể dễ dàng tìm được các luật sư đủ điều kiện hành nghề theo tiêu chuẩn Anh tại Việt Nam hơn là tìm luật sư từ các hệ thống tài phán khác.