Các quy định mới theo Luật Đầu Tư, Luật Doanh Nghiệp, Luật Điện Lực, Luật Nhà Ở và các luật khác

Ngày 11 tháng 1 năm 2022, Quốc Hội đã thông qua luật mới sửa đổi 09 luật, bao gồm Luật Đầu Tư Công, Luật Đầu Tư Theo Phương Thức Đối Tác Công Tư, Luật Đầu Tư, Luật Nhà Ở, Luật Đấu Thầu, Luật Điện Lực, Luật Doanh Nghiệp, Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt, và Luật Thi Hành Án Dân Sự (Luật 03/2022). Luật 03/2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2022. Bài viết này sẽ thảo luận một số điểm mới nổi bật của Luật 03/2022.

1) Luật Doanh Nghiệp 2020

Sửa đổi thuật ngữ “thành viên Hội Đồng Thành Viên” thành “thành viên công ty”

Như đã đề cập trước đây, Luật Doanh Nghiệp 2020 (Điều 49 và Điều 50) chỉ quy định về quyền của thành viên Hội Đồng Thành Viên, không quy định quyền của thành viên Công Ty TNHH. Nhiều quyền của thành viên Hội Đồng Thành Viên nên là quyền của thành viên Công Ty TNHH, như quyền mua phần vốn góp mới tăng thêm hoặc nhận cổ tức do Công Ty TNHH trả. Việc sửa đổi thuật ngữ “thành viên Hội Đồng Thành Viên” thành “thành viên công ty” tại Điều 49 và Điều 50 đã giải quyết thành công vấn đề này, mặc dù trong các quy định khác, Luật Doanh Nghiệp 2020 vẫn không phân biệt vị trí thành viên Công Ty TNHH và thành viên Hội Đồng Thành Viên của Công Ty TNHH.

Tuabin gió trên biển là động sản hay bất động sản theo pháp luật Việt Nam?

1) Giới thiệu

Các tuabin gió của một dự án điện gió trên biển (Dự Án Điện Gió Trên Biển) bao gồm hai loại chính: móng cố định và móng nổi. Cả hai loại này được cố định với đáy biển tương ứng bằng móng hoặc bằng neo. Pháp luật Việt Nam không có quy định hoàn toàn rõ ràng rằng liệu các tuabin gió của Dự Án Điện Gió Trên Biển nên được coi là bất động sản hay động sản. Điều này là vì không rõ liệu đáy biển nơi các tuabin gió trên biển được gắn vào có thể được coi là “đất đai” theo pháp luật Việt Nam hay không.

Việc phân loại tuabin gió trên biển là động sản hay bất động sản có thể có tác động pháp lý đáng kể đến một Dự Án Điện Gió Trên Biển. Ví dụ,

Đường Dây Tải Điện cho Các Dự Án Điện Gió Trên Biển ở Việt Nam

Đường dây tải điện là một phần không thể thiếu của bất kỳ dự án điện lực nào ở Việt Nam. Đối với dự án điện gió trên biển (Dự Án Điện Gió Trên Biển), nếu Chính Phủ và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) không đồng ý nhận trách nhiệm để phát triển và vận hành đường dây tải điện của Dự Án Điện Gió Trên Biển như thông thường trong trường hợp của các dự án trên đất liền thì chủ đầu tư Dự Án Điện Gió Trên Biển sẽ phải nhận trách nhiệm đó và các rủi ro gắn liền với nó. Bài viết này xem xét chi tiết các vấn đề pháp lý có thể phát sinh khi Dự Án Điện Gió Trên Biển tự phát triển, sở hữu và vận hành đường dây tải điện của riêng mình theo khuôn khổ pháp lý hiện hành.

1) Một Số Khía Cạnh Pháp Lý Chính của Đường Dây Tải Điện của một Dự Án Điện Gió Trên Biển

Cấu trúc của một đường dây tải điện

Các Vấn Đề Của Liên Doanh Theo Luật Cạnh Tranh Việt Nam

Luật Cạnh Tranh 2018 định nghĩa liên doanh giữa các doanh nghiệp (Liên Doanh) là một giao dịch mà trong đó “hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới”(Định Nghĩa Liên Doanh). Luật Cạnh Tranh 2018 yêu cầu một Liên Doanh đáp ứng các ngưỡng thông báo nhất định phải được thông báo cho cơ quan cạnh tranh để thẩm định. Tuy nhiên, việc áp dụng khái niệm Liên Doanh theo Luật Cạnh Tranh 2018 có vấn đề như sau:

  • Thứ nhất, Định Nghĩa Liên Doanh không tính đến yếu tố “cùng kiểm soát”; và

  • Thứ hai, Định Nghĩa Liên Doanh không phản ánh chính xác trình tự các hành động trong quá trình thành lập công ty Liên Doanh theo Luật Doanh Nghiệp 2020.