Dự Thảo Nghị Định Mới Hướng Dẫn Thi Hành Luật Đầu Tư 2020

Vào tháng 10 năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (BKHĐT) đã công bố Dự Thảo Nghị Định hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2020 (Dự Thảo Nghị Định). Dự Thảo Nghị Định sẽ thay thế Nghị Định 118/2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2014. Một vài thay đổi đáng kể được quy định trong Dự Thảo Nghị Định sẽ được thảo luận bên dưới:

· Bảo lãnh Chính phủ - Dự Thảo Nghị Định làm rõ rằng bảo đảm đầu tư theo Điều 11.2 của Luật Đầu Tư 2020 có thể bao gồm: (1) bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ, và (2) bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp nhà nước. Việc làm rõ như trên có vẻ như đã quay trở lại với quy định trong Luật Đầu Tư 2014 về bảo lãnh Chính phủ, mà sau đó đã bị Luật Đầu Tư 2020 bãi bỏ.

Tuy nhiên, không rõ liệu Chính phủ có thể ban hành quy định làm rõ này dưới hình thức một Nghị Định của Chính phủ hay không bởi Luật Đầu Tư 2020 không cho phép Chính phủ có thẩm quyền ban hành các ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư mà không được Luật Đầu Tư 2020 quy định mà không được Quốc Hội chấp thuận. Bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ và bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cũng có thể bị coi là một loại ưu đãi đầu tư.

Quy định mới về thu giữ cổ phiếu và chứng khoán đã đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán

Ngày 26/08/2010, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) ban hành Quyết Định 154/QD-VSD (Quyết Định 154/2020) cho phép bên cho vay nhận khoản thế chấp đối với cổ phiếu hoặc chứng khoán đã đăng ký tại VSD (Chứng Khoán Đại Chúng) được phép yêu cầu VSD chuyển giao Chứng Khoán Đại Chúng được cầm cố hoặc thế chấp cho một bên thứ ba do bên cho vay chỉ định, nếu hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố cho phép bên cho vay làm vậy.

Trước đây, VSD chỉ chuyển giao Chứng Khoán Đại Chúng cho bên cho vay khi bên cho vay thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố là Chứng Khoán Đại Chúng. Theo đó, các quy định cũ có thể gây khó khăn cho bên cho vay do bên cho vay phải tuân thủ các hạn chế về sở hữu trực tiếp các Chứng Khoán Đại Chúng có liên quan (ví dụ: giới hạn sở hữu hoặc các điều kiện đầu tư khác).

Tuy nhiên, các quy định sửa đổi, bổ sung tiếp tục bỏ ngỏ các vấn đề sau:

Liệu các giao dịch giữa các bên thực hiện ngoài Việt Nam (giao dịch ở nước ngoài) có chịu sự điều chỉnh của quy định về tập trung kinh tế?

Theo Luật Cạnh Tranh 2018, bất kỳ giao dịch “gây ảnh hưởng hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể đến thị trường Việt Nam” đều bị cấm. Như vậy, một giao dịch ở nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của quy định về tập trung kinh tế nếu giao dịch có hoặc tiềm ẩn tác động hạn chế cạnh tranh đối với một thị trường liên quan của Việt Nam. Cụ thể, một giao dịch ở nước ngoài có thể phải tuân theo yêu cầu thông báo theo pháp luật Việt Nam khi một bên tham gia giao dịch hoặc các bên liên kết của bên đó có tài sản, doanh thu bán hàng hoặc chi phí mua hàng tại Việt Nam và giao dịch thuộc bất kỳ ngưỡng thông báo có thể áp dụng nào được thảo luận ở đây (ngoại trừ quy mô của thử nghiệm giao dịch).

Xác định nhóm công ty liên kết theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nhóm công ty liên kết là một khái niệm quan trọng trong các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam. Điều này có nguyên nhân từ việc khái niệm này được sử dụng để tính (1) ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có liên quan (ví dụ như thị phần, doanh thu, hoặc tổng tài sản). Tuy nhiên, Nghị Định 35/2020 lại có cách định nghĩa không rõ ràng thế nào là nhóm công ty liên kết. Cụ thể, Nghị Định 35/2020 định nghĩa một nhóm công ty liên kết là nhóm các công ty cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của “một hoặc nhiều công ty” trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung.

Định nghĩa về nhóm công ty liên kết theo các quy định của Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế có thể làm phát sinh một số vấn đề sau:

· Để xác định liệu một quan hệ liên kết có tồn tại hay không, Nghị Định 35/2020 đề cập đến sự kiểm soát của một hoặc nhiều công ty mẹ. Đây là cách tiếp cận không phổ biến bởi để xác định một mối quan hệ liên kết giữa hai công ty thì chỉ cần xác định một công ty mẹ duy nhất. Cả Luật Cạnh Tranh Của Liên Minh Châu Âu (Điều 5.4) và Luật Chống Độc Quyền Của Mỹ (định nghĩa về “person” ở Điều 801.1(a)(1)) sử dụng cách tiếp cận là chỉ có một công ty mẹ chi phối duy nhất.