Một công ty cổ phần Việt Nam quy mô nhỏ có thể hoạt động mà không có ban kiểm soát và thành viên hội đồng quản trị độc lập không?

Điều 137 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định một công ty cổ phần (CTCP) có thể tự quyết định tổ chức hoạt động và quản lý theo hai mô hình dưới đây:

  • Mô Hình 1: Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát và tổng giám đốc; và

  • Mô Hình 2: Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị với ít nhất 20% số thành viên là thành viên hội đồng quản trị độc lập và tổng giám đốc.

Những Thay Đổi Lớn Trong Việc Phát Hành Riêng Lẻ Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

Để đối phó với những Vụ Bên Bối gần đây liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Chính phủ đã đưa ra một số thay đổi lớn đối với Nghị Định 153/2020 về chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Việt Nam. Cụ thể, Nghị Định 65/2022 sửa đổi Nghị Định 153/2020 được ban hành vào tháng 9/2022 và có hiệu lực ngay tại thời điểm ban hành. Chúng tôi bình luận dưới đây về những sự thay đổi lớn được Nghị Định 65/2022 đưa ra áp dụng cho hầu hết việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong nước.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam không?

Pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng rằng một yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tức là một yêu cầu bồi thường không dựa trên cơ sở vi phạm hợp đồng) có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại hay không. Tuy nhiên, Tòa Án Việt Nam dường như có quan điểm rằng các yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng không thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại. Việc trả lời được câu hỏi này cũng rất quan trọng trong việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài giải quyết các yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng. Điều này là vì Tòa Án Việt Nam có thể từ chối công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam.

Nghị Định 53/2022 - Hướng dẫn chi tiết về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam

Giới thiệu

Vào tháng 8 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 53/2022 quy định chi tiết, bên cạnh những nội dung khác, các yêu cầu về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam. Điều 26.3 Luật An Ninh Mạng 2018 (Luật ANM 2018) có yêu cầu chung về nội địa hóa dữ liệu. Tuy nhiên, do thiếu các quy định hướng dẫn thực hiện, điều luật này không được thực thi trên thực tế trong nhiều năm. Hướng dẫn mới theo Nghị Định 53/2022 có thể sẽ tăng tính khả thi cho luật kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bình luận một số điểm nổi bật về yêu cầu nội địa hóa dữ liệu theo Nghị Định 53/2022. Bài viết này được thực hiện bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.