Nghị Định 53/2022 hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam

Vào tháng 8 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 53/2022 để hướng dẫn thi hành các điều khoản của Luật An Ninh Mạng 2018 (Luật ANM 2018). Chúng tôi tóm tắt một vài điểm quan trọng của Nghị Định 53/2022 như dưới đây:

  • Nội địa hóa dữ liệu: Nghị ĐỊnh 53/2022 quy định hướng dẫn chi tiết về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam. Vui lòng xem bài viết riêng về vấn đề này tại Đây .

  • Sử dụng mật mã để để bảo vệ thông tin mạng: Nếu cần thiết vì lý do an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện mã hóa các thông tin không nằm trong phạm vi bí mật nhà nước trước khi tiến hành lưu trữ, truyền đưa trên mạng Internet;

Một số vấn đề liên quan đến nhận bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam

Theo Nghị Định 155/2020, từ tháng 1 năm 2021, việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam sẽ được thực hiện tại Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam (VSD) thay vì Cục Đăng Ký Quốc Gia Giao Dịch Bảo Đảm (NRAST). Sau khi ban hành Nghị Định 155/2022, Bộ Tài Chính (MOF) và VSD đã ban hành quy định chi tiết về việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết. Hướng dẫn chi tiết đã cải thiện việc đăng ký và xử lý tài sản bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết. Ví dụ, VSD hiện có thể chuyển nhượng cổ phiếu niêm yết mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm miễn là thỏa thuận bảo đảm có quy định rõ ràng rằng bên cho vay có thể nhận hoặc bán cổ phiếu được bảo đảm mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Điều này khác với thủ tục trước đây khi cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên bảo đảm trong hồ sơ chuyển nhượng.

Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh tại Việt Nam

Trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định (ví dụ: dịch vụ chiếu phim, dịch vụ vận tải đường bộ), Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư thông qua hình thức thành lập công ty liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với số vốn góp không vượt quá giới hạn nhất định. Tuy nhiên, không rõ liệu giới hạn tỷ lệ sở hữu quy định trong các cam kết này chỉ áp dụng cho hình thức đầu tư thông qua liên doanh hay áp dụng cho cả hai hình thức đầu tư qua liên doanh và qua BCC.

Các điều kiện vay nước ngoài nghiêm ngặt hơn đối với pháp nhân Việt Nam theo dự thảo thông tư

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đang soạn thảo thông tư (Dự Thảo) thay thế Thông Tư 12 ngày 31 tháng 3 năm 2014 quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính Phủ bảo lãnh (Thông Tư 12/2014). Dự Thảo có một số thay đổi đáng chú ý về điều kiện vay nước ngoài của các công ty và tổ chức tín dụng Việt Nam, và về cơ bản sẽ theo hướng thắt chặt các điều kiện này.

Hạn chế các mục đích vay nước ngoài

1. Dự Thảo thu hẹp các mục đích mà doanh nghiệp có thể vay vốn nước ngoài. Cụ thể,

1.1. Đối với các khoản vay ngắn hạn nước ngoài, doanh nghiệp được vay nước ngoài để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có nghĩa vụ phải trả trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài. Tuy nhiên, mục đích này không bao gồm việc thanh toán (i) các khoản vay trong nước với người cư trú, và (ii) các khoản nợ phát sinh từ giao dịch chi mua chứng khoán kinh doanh, mua phần vốn góp hoặc cổ phần của công ty khác, mua bất động sản đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng dự án. Không rõ trường hợp loại trừ cuối cùng chỉ đề cập đến các dự án bất động sản hay bất kỳ loại dự án nào.