CÁC VẤN ĐỀ TIỀM ẨN ĐỐI VỚI NGƯỜI SỞ HỮU TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM KHI TỔ CHỨC PHÁT HÀNH KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ

Việc thắt chặt tín dụng và các chiến dịch chống tham nhũng gần đây ở Việt Nam đã khiến nhiều tổ chức phát hành không thể thanh toán các khoản nợ trái phiếu  còn tồn đọng của mình. Theo một báo cáo gần đây, có khoảng 67 tổ chức phát hành trái phiếu chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu với số tiền chưa thanh toán là khoảng 3,7 tỷ USD. Người sở hữu trái phiếu, những người muốn thu hồi tiền gốc và tiền lãi cũng như được thực hiện các quyền của mình, có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về một số vấn đề sau:

Góp Ý Về Dự Thảo Luật Đất Đai 2023

Trong những tháng gần đây, Chính phủ đã công bố Dự Thảo Luật Đất Đai 2023 và lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Tháng 3 năm 2023, Công Ty Luật Hành Trình Phương Bắc đã gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường ý kiến đóng góp cho dự thảo. Phần ý kiến đóng góp được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ, Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Hoàng Dương và Hà Kiều Anh. Có thể tải xuống bản các ý kiến đóng góp của chúng tôi bằng tiếng Anh và tiếng Việt tại đây. Đã được chuẩn bị! Tài liệu dài 200 trang

Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông Tư 11 quy định về bảo lãnh ngân hàng (Thông Tư 11/2022). Thông Tư 11/2022 sẽ thay thế Thông Tư 7/2015 của NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2015 (đã được sửa đổi) từ ngày 1 tháng 4 năm 2023. Bài viết này sẽ thảo luận một số điểm đáng chú ý của Thông Tư 11/2022.

Định nghĩa về bảo lãnh đối ứng theo luật Việt Nam

1.         Có rủi ro rằng bảo lãnh đối ứng được định nghĩa trong Thông Tư 7/2015 ngày 25 tháng 6 năm 2015 (đã được sửa đổi) có thể không được coi là một bảo lãnh theo Bộ Luật Dân Sự 2015, điều này có thể dẫn đến việc hiệu lực và khả năng thực thi của bảo lãnh đối ứng là không chắc chắn theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015. Cụ thể là,

1.1.         Theo Điều 335.1 của Bộ Luật Dân Sự 2015, bảo lãnh được định nghĩa là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Điều này cho thấy rằng một bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện sau: