Khi nào việc mua lại tài sản được xem là giành quyền kiểm soát một công ty khác?

Theo Luật Cạnh Tranh 2018, việc mua lại bằng cách mua tài sản đủ để cho phép công ty mua lại giành quyền kiểm soát công ty bị mua lại hoặc một ngành, nghề của công ty đó được coi là một hình thức tập trung kinh tế và có thể phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế (nếu đáp ứng các ngưỡng nhất định).

Điều 2.1(b) của Nghị Định 35/2020 làm rõ thêm, ngoài những điều khác, rằng “kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác” bao gồm trường hợp “doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó”. Không rõ liệu quy định này nên được hiểu là:

NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM – PHẦN 2

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về Nghị Định 99/2022 về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2023. Phần 1 có thể xem tại đây.

·        Mở rộng phạm vi đăng ký: Nghị Định 99/2022 mở rộng biện pháp bảo đảm có thể đăng ký tại Cục Đăng Ký Quốc Gia Về Giao Dịch Bảo đảm (NRAST). Cụ thể, cho phép đăng ký cầm cố, đặt cọc, ký cược và ký quỹ tại NRAST. Nghị Định 99/2022 cũng quy định biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển sẽ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký chuyên biệt theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất có cần công chứng không?

Câu trả lời là không rõ ràng. Theo Điều 119.2 của Bộ Luật Dân Sự 2015, trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được lập thành văn bản và có công chứng thì các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ yêu cầu đó. Đối với các giao dịch liên quan đến đất đai, Điều 167.3 của Luật Đất Đai 2013 quy định rõ ràng rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167.3(b) khi có ít nhất một bên trong hợp đồng đó là đơn vị kinh doanh bất động sản.

Cơ Chế Tính Khung Giá Phát Điện và Ý Nghĩa Đối Với Các Nhà Đầu Tư Điện Mặt Trời/Điện Gió Chuyển Tiếp

Vào ngày 3 tháng 10 năm 2022, Bộ Công Thương (BCT) đã ban hành Thông Tư 15 về phương pháp xây dựng khung giá phát điện (GPĐ) áp dụng cho nhà máy điện mặt trời và điện gió chuyển tiếp (Thông Tư 15/2022), có hiệu lực từ ngày 25 tháng 11 năm 2022.

Việc xác định khung GPĐ theo Thông tư 15/2022 sẽ tác động đáng kể đến giá bán của các dự án điện gió và điện mặt trời chuyển tiếp tại Việt Nam. Cụ thể: