NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM – PHẦN 1

Vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 99 về đăng ký biện pháp bảo đảm (Nghị Định 99/2022) để thay thế Nghị Định 102/2017 (Nghị Định 102/2017) về cùng chủ đề. Nghị Định 99/2022 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2023.

·           Nghị Định 99/2022 đưa ra một số biện pháp, nếu được áp dụng đúng, có thể giảm thiểu đáng kể gánh nặng đăng ký biện pháp bảo đảm theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể, việc kê khai nội dung đăng ký không đúng theo quy định không còn là căn cứ để cơ quan đăng ký từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm.

Có thể thế chấp một dự án đầu tư theo pháp luật Việt Nam hay không?

Câu trả lời là “có” với một số điều kiện nhất định. Việc thế chấp dự án đầu tư theo pháp luật Việt Nam có thể thực hiện được vì:

·         Luật Đầu Tư 2020 cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của dự án đầu tư. Và Nghị Định 31/2021 thi hành Luật Đầu Tư 2020 quy định rõ về thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư do xử lý biện pháp bảo đảm bao gồm cả thế chấp.

·         Nghị Định 21/2021 về giao dịch bảo đảm quy định rõ ràng rằng chủ đầu tư của một dự án đầu tư có thể thế chấp dự án đầu tư trừ trường hợp dự án đầu tư đó bị cấm chuyển nhượng theo các quy định về đầu tư. Nghị Định 99/2022 về đăng ký biện pháp bảo đảm cũng quy định về các thủ tục cụ thể để đăng ký thế chấp đối với dự án đầu tư có sử dụng đất như dự án nhà ở, các công trình xây dựng khác, nông nghiệp và phát triển rừng.

NGÂN HÀNG TẠI CÁC QUỐC GIA LÀ THÀNH VIÊN CỦA CPTPP PHÁT HÀNH L/C CHO NGƯỜI CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Tình huống: Một người cư trú là tổ chức tại Việt Nam dự định mở một L/C trả ngay tại một ngân hàng của quốc gia là thành viên của CPTPP (ngân hàng đặt tại quốc gia là thành viên của Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương) (TCPH L/C Nước Ngoài) để nhập khẩu thiết bị vào Việt Nam. TCPH L/C Nước Ngoài có thể phát hành L/C Nước Ngoài cho khách hàng Việt Nam theo pháp luật Việt Nam không?

Câu trả lời ngắn gọn: Có, phụ thuộc vào nội dung thảo luận của chúng tôi ở mục 1.2 và 1.3 bên dưới.

So sánh: Đầu tư bên trong và đầu tư bên ngoài khu công nghiệp/cụm công nghiệp tại Việt Nam

Việt Nam đang trên đường trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu mới, nhiều nhà đầu tư vì vậy hiện coi nước ta như một điểm đến mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để tìm được địa điểm phù hợp nhằm thực hiện dự án đề xuất có thể là một vấn đề nan giải.

Nhìn chung, nhà đầu tư có thể lựa chọn các phương án sau:

(a)      Phương án 1: Sử dụng đất trong các khu sản xuất công nghiệp, bao gồm khu công nghiệp (KCN), và cụm công nghiệp (CCN); và

(b)      Phương án 2 : Sử dụng đất ngoài các khu sản xuất công nghiệp.

Trong bài viết này, chúng tôi bàn luận và so sánh các phương án trên dựa theo từng tiêu chí cụ thể từ cả góc độ pháp lý và thực tiễn để hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác nhất.