Một Số Căn Cứ Để Tòa Án Việt Nam Hủy Hoặc Không Công Nhận Phán Quyết Trọng Tài Trên Thực Tế

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, tòa án Việt Nam đã dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để hủy phán quyết của Trọng tài trong nước hoặc từ chối đơn yêu cầu công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài:

· Thay đổi nơi diễn ra phiên họp xét xử sang một địa điểm khác với địa điểm trọng tài. Trong quá trình tố tụng trọng tài của một vụ tranh chấp tại VIAC, Nguyên đơn đã nộp hai khiếu kiện chống lại hai trọng tài viên vì có hành vi vi phạm. Do đó, để bảo vệ an toàn cho hai trọng tài viên, Hội đồng Trọng tài đã quyết định thay đổi nơi diễn ra phiên họp xét xử từ Hà Nội sang Singapore và sau đó là Nhật Bản. Tuy nhiên, tòa án Việt Nam quyết định hủy phán quyết trọng tài với lý do trọng tài không diễn ra tại Hà Nội theo đúng thỏa thuận trọng tài;

Các nghĩa vụ chung của một doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh trên không gian mạng tại Việt Nam

Chỉ một số ít các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam theo Nghị Định 53/2022 được ban hành gần đây. Tuy nhiên, bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ các nghĩa vụ khác theo Luật An Ninh Mạng 2018 và các quy định hướng dẫn thi hành. Các nghĩa vụ này bao gồm, ngoài các nghĩa vụ khác, những nghĩa vụ sau đây:

NHỮNG THAY ĐỔI ĐÁNG CHÚ Ý VỀ QUY ĐỊNH VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

Trong khi chờ ban hành Thông Tư mới thay thế Thông Tư 12/2014 hiện hành về việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Thông Tư Mới Về Vay Nước Ngoài), vào ngày 30 tháng 9 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) ban hành Thông Tư 12/2022/TT-NHNN, hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Thông Tư 12/2022) thay thế Thông Tư 03/2016/TT-NHNN kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2022 (như được sửa đổi) (Thông Tư 03/2016).

Thông Tư 12/2022 được kỳ vọng sẽ hoàn thiện khung pháp lý về việc doanh nghiệp vay và trả nợ các khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hướng dẫn một số nội dung có thể được xử lý trong Thông Tư Mới Về Vay Nước Ngoài.

Chúng tôi thảo luận dưới đây về một số thay đổi chính được đưa ra bởi Thông Tư 12/2022.

Tội Lừa Đảo Và Sử Dụng Sai Mục Đích Số Tiền Thu Được Từ Phát Hành Trái Phiếu Tại Việt Nam

Trong năm 2022, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã đưa ra các cáo buộc đối với hai cổ đông lớn của Tân Hoàng Minh Vạn Thịnh Phát về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Tội lừa đảo) theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự 2015. Báo chí đưa tin rằng các cá nhân liên quan đã thực hiện các hoạt động gian dối trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và chiếm đoạt số tiền thu được từ phát hành trái phiếu của các nhà đầu tư mua trái phiếu. Tuy nhiên, để chứng minh một cá nhân phạm tội lừa đảo, các cơ quan chức năng sẽ cần đưa ra nhiều chứng cứ hơn để củng cố cho những lập luận của mình.