Án Lệ 55/2022 của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao về công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được công chứng, chứng thực

Vào tháng 10 năm 2022, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã công bố Án Lệ 55/2022 công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được công chứng, chứng thực dựa trên căn cứ rằng hai phần ba nghĩa vụ của hợp đồng đã được thực hiện và theo đó hợp đồng có hiệu lực theo Điều 129 của Bộ Luật Dân Sự 2015. Tình huống của án lệ như sau:

· Năm 2019, các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với mảnh đất sẽ được Nhà Nước giao cho Bên Bán theo phương án bồi thường đất. Hợp đồng này chưa được công chứng, chứng thực.

Một số câu hỏi liên quan đến tái cấp vốn cho các khoản vay trong nước và khoản vay nước ngoài tại Việt Nam

1. Có được phép tái cấp vốn cho một khoản vay trong nước bằng một khoản vay trong nước khác không?

Câu trả lời ngắn: Có.

1.1. Theo Điều 8.6 Thông Tư 39 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, đã được sửa đổi (Thông Tư 39/2016), một khoản vay trong nước mới (Khoản Vay Mới) có thể được sử dụng để tái cấp vốn cho một khoản vay hiện tại (trong nước hoặc nước ngoài) (Khoản Vay Hiện Tại) nếu tất cả các điều kiện sau được đáp ứng:

1.1.1. mục đích của Khoản Vay Hiện Tại là cho hoạt động kinh doanh;

Nghĩa vụ của công ty Việt Nam đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng trong khi chờ xác nhận đăng ký của UBCKNN

Một công ty Việt Nam đáp ứng các điều kiện là công ty đại chúng nhưng chưa đăng ký công ty đại chúng với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) có thể không cần tuân thủ các nghĩa vụ của công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam.

Theo Luật Chứng Khoán 2019, công ty đại chúng là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện sau (Điều Kiện Bắt Buộc):

· có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên, và

· có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

Luật Chứng Khoán 2019 cũng quy định:

CẦN LUẬT MỚI CHO PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM

Để hiện thực hóa tiềm năng phát triển điện gió trên biển ở Việt Nam, Quốc hội Việt Nam có thể cần ban hành luật mới trong đó đưa ra khung pháp lý toàn diện và nhất quán hơn nhằm hỗ trợ dự án điện gió trên biển. Lý do là bởi (1) khung pháp lý hiện nay không phù hợp cho việc phát triển điện gió trên biển và (2) khung pháp lý còn tồn đọng nhiều vấn đề cần được Quốc hội, cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam giải quyết. Cụ thể,

· Khung pháp lý hiện nay không trao bất kỳ quyền tài sản nào liên quan đến vùng biển cần cho việc phát triển điện gió trên biển. Nghị Định 11/2021 quy định về việc giao các khu vực biển cho nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên biển, trong đó có phát triển điện gió trên biển. Tuy nhiên, theo Nghị Định 11/2021, chủ đầu tư không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao hay độc quyền sử dụng khu vực biển. Nói cách khác, Chính phủ có thể giao cùng một khu vực biển cho các nhà đầu tư khác nhau để phát triển các dự án riêng biệt miễn là các dự án đó không “xung đột” với các dự án điện gió trên biển. Việc giao khu vực biển được thực hiện thông qua một quyết định hành chính mà về mặt nguyên tắc có thể bị Chính phủ thu hồi.