QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM - XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước thực hiện các hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí được ký với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hoặc các thỏa thuận khác ký với PVN hoặc Chính Phủ Việt Nam theo Luật Dầu Khí 1993.

Hợp đồng dầu khí có thể là hợp đồng chia sẻ sản phẩm (HĐCSSP), thỏa thuận liên doanh hoặc các hình thức khác nếu được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt. Trừ khi được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, HĐCSSP phải tuân thủ mẫu hợp đồng chia sẻ sản phẩm dầu khí do Chính Phủ ban hành theo Nghị Định 33/2013.

PVN có quyền tham gia vào các hoạt động dầu khí với tư cách là nhà đầu tư đồng thời có quyền và thẩm quyền quản lý các hoạt động của nhà thầu và, trong một số trường hợp, được ủy quyền thay mặt Chính Phủ trong quan hệ với các nhà đầu tư khác trong các HĐCSSP. Điều này dẫn đến xung đột lợi ích lới đối với PVN khi đóng vai trò là nhà đầu tư theo HĐCSSP và đồng thời là cơ quan quản lý. Pháp luật Việt Nam không có quy định rõ ràng để kiểm soát xung đột lợi ích khi PVN tham gia đầu tư vốn với các nhà đầu tư khác trong hoạt động dầu khí và đồng thời thực hiện các quyền và thẩm quyền thuộc về một cơ quan nhà nước trong quan hệ với các nhà thầu đó theo HĐCSSP.

ỦY QUYỀN BIỂU QUYẾT CỦA THÀNH VIÊN HĐQT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM

Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định rằng trong cuộc họp Hội đồng quản trị (HĐQT) của một công ty cổ phần (CTCP), một thành viên HĐQT có thể ủy quyền cho một người khác tham dự nếu việc ủy quyền đó được đa số thành viên HĐQT. Tuy nhiên, Luật Doanh Nghiệp 2014 không có quy định về khả năng thành viên HĐQT ủy quyền cho người khác biểu quyết thay cho thành viên HĐQT đó nếu HĐQT quyết định thông qua quyết định bằng văn bản.

Có thể lập luận rằng việc ủy ​​quyền để biểu quyết thông qua hình thức lấy ý kiến ​​bằng văn bản của các thành viên HĐQT được cho phép bởi vì:

KHÁI NIỆM BÁN BUÔN / BÁN LẺ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Nghị định 9/2018 đưa ra một cách tiếp cận mới về các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tại Việt Nam. Cụ thể, việc bán buôn hầu hết các mặt hàng không phải tuân thủ yêu cầu về Giấy Phép Kinh Doanh. Tuy nhiên, Nghị định 9/2018 vẫn không rõ ràng trong việc phân loại hoạt động bán buôn và bán lẻ. Việc định nghĩa rõ ràng hơn các khái niệm này là quan trọng bởi lẽ một FIE thực hiện các hoạt động bán lẻ phải xin cấp Giấy Phép Kinh Doanh từ Bộ Công Thương (BCT).

Theo Nghị định 9/2018,

·         “Bán buôn” là hoạt động bán hàng hóa cho (a) người bán buôn, (b) người bán lẻ và (c) các thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm các hoạt động bán lẻ;

·         “Bán lẻ” là hoạt động bán hàng hóa cho (a) cá nhân, (b) hộ gia đình, và (c) các tổ chức khác nhằm mục đích tiêu dùng.

Có một số vấn đề phát sinh từ các định nghĩa trên theo Nghị định 9/2018:

SỬA ĐỔI MỚI VỀ QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Nghị Định mới (Nghị Định 108/2018) được ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2018 đưa ra nhiều sửa đổi đối với các quy định đăng ký kinh doanh hiện hành theo Nghị Định 78/2015. Nghị Định 108/2018 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2018. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý:

·         Nghị Định 108/2018 làm rõ nội dung không quy định trong Nghị Định 78/2018 về việc các tài liệu sau đây trong hồ sơ đăng ký không bắt buộc phải đóng dấu của công ty: giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; và quyết định, nghị quyết và biên bản họp.

·         Giấy ủy quyền, cho phép một người đại diện cho một doanh nghiệp thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh không còn cần phải được công chứng hoặc chứng thực.

·         Nghị Định 108/2018 bãi bỏ yêu cầu một doanh nghiệp chỉ có thể lập một “điểm kinh doanh” ở tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc chi nhánh. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể có điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp không có chi nhánh hoặc trụ sở chính tại đó.

·         Trường hợp đăng ký giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp không còn bị yêu cầu phải nộp báo cáo tài chính mới nhất.

·         Liên quan tới các thay đổi về thông tin của cổ đông sáng lập, theo Nghị Định 108/2018, công ty cổ phần chỉ phải thông báo những thay đổi đó trong trường hợp cổ đông sáng lập không thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi công ty được thành lập. Theo Nghị Định 78/2015, một công ty cổ phần cũng phải thông báo những thay đổi đó khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần của mình.

Bài viết được đóng góp bởi Hà Thành Phúc, luật sư tập sự tại Venture North Law.