Thay Đổi Toàn Diện Đối Với Quyền Ưu Tiên Mua Của Cổ Đông Hiện Hữu Trong Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam

Những thay đổi đối với quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu trong các công ty cổ phần (CTCP) (ít nhất là các công ty không đại chúng) đã làm nhiều luật sư M&A Việt Nam bất ngờ. Trong 20 năm qua, Luật Doanh Nghiệp luôn quy định rằng một cổ đông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới được phát hành của CTCP tương ứng với tỷ lệ cổ phần đang sở hữu. Tuy nhiên, theo các phiên bản trước của Luật Doanh Nghiệp, những quy định về chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng cổ phần cho phép CTCP có thể phát hành cổ phần mới cho những nhà đầu tư là bên thứ ba mà không cần phải có được từ bỏ quyền ưu tiên mua của các cổ đông hiện hữu. Do đó, điều này trở thành thông lệ thị trường rằng việc chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần ra công chúng (hoặc các loạicổ phần có thể chuyển đổi) không yêu cầu phải có sự từ bỏ (hoặc tuân thủ) quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu (xem thêm những thảo luận có liên quan tại Đâytại Đây).

Một Số Điểm Mới Nổi Bật Của Luật Đầu Tư 2020

Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu Tư mới vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 (LĐT 2020) và thay thế Luật Đầu Tư 2014 (LĐT 2014). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn luận vắn tắt về một vài điểm chính của LĐT 2020.

Bài viết được thực hiện bởi Hà Thị Dung và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ, với sự hỗ trợ nghiên cứu của Trần Kim Chi.

Vui lòng tải bản đầy đủ tại Đây

Luật Doanh Nghiệp 2020 Mới Áp Dụng Cho Các Công Ty Tại Việt Nam

Giới thiệu

Vào tháng 6 năm 2020, Quốc Hội đã thông qua Luật Doanh Nghiệp 2020 mới (Luật Doanh Nghiệp 2020) để thay thế Luật Doanh Nghiệp 2014 kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Luật Doanh Nghiệp 2020 được ban hành chỉ sau bốn năm kể từ ngày Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực. Do vậy, chỉ trong vòng 20 năm, Việt Nam đã có 4 phiên bản khác nhau của Luật Doanh Nghiệp. Các thay đổi thường xuyên đó có thể gây ra nhiều thắc mắc cho nhà đầu tư bởi họ sẽ không biết chắc rằng các quyền của họ với tư cách là một thành viên hoặc một cổ đông trong một công ty tại Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một chuỗi các thay đổi nào khác vào năm 2025. Trên thực tế, rất nhiều thay đổi được đưa ra trong Luật Doanh Nghiệp 2020 chỉ là các thay đổi về mặt câu chữ (nhưng lại không giải quyếtnhiều vấn đề không rõ ràng của Luật Doanh Nghiệp 2014) cũng gây ra những hoài nghi về chất lượng của quy trình lập pháp tại Việt Nam.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ. Các bình luận của chúng tôi được dựa trên phiên bản Luật Doanh Nghiệp 2020 được cung cấp bởi Ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu Quốc Hội và thành viên Hội Luật Sư Thương Mại Việt Nam (VBLC). Do phiên bản chính thức của Luật Doanh Nghiệp 2020 chưa được ban hành, các bình luận của chúng tôi có thể bị thay đổi. Để tiện tham chiếu, một bản so sánh giữa Luật Doanh Nghiệp 2020 và Luật Doanh Nghiệp 2014 bằng tiếng Việt có thể được tải về tại Đây.

Tái cấu trúc nội bộ và thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam

Luật Cạnh Tranh 2018 không miễn trừ yêu cầu thông báo tập trung kinh tế thực hiện tái cấu trúc nội trong một nhóm các công ty. Tuy vậy, có thể nhận định rằng, tái cấu trúc nội bộ giữa các công ty dưới quyền kiểm soát của một công ty mẹ không thuộc trường hợp phải thực hiện thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam. Bởi vì:

· Theo luật cạnh tranh, thị phần của một công ty được xác định thông qua thị phần của nhóm công ty mà công ty là thành viên (Nhóm). Do đó, việc tái cấu trúc nội bộ trong nhóm công ty không làm ảnh hưởng đến thị phần của Nhóm, và theo đó không tạo ra bất kì tác động hạn chế cạnh tranh nào trên thị trường. Theo Khoản 1 của Luật Cạnh Tranh 2018, quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh Tranh 2018, có thể lập luận rằng việc giao dịch tái cấu trúc nội bộ không được điều chỉnh bởi Luật Cạnh Tranh 2018.