Giao Khu Vực Biển cho Các Dự Án Điện Gió Trên Biển ở Việt Nam

Khả năng áp dụng Nghị Định 11/2021

Có khả năng là một dự án điện gió trên biển (Dự Án Điện Gió Trên Biển) sẽ cần tuân thủ các thủ tục quy định tại Nghị Định 11/2021 để được giao khu vực biển cần thiết cho việc phát triển và vận hành Dự Án Điện Gió Trên Biển. Điều này là vì:

· Theo cơ chế phát triển điện gió hiện nay của Việt Nam, Dự Án Điện Gió Trên Biển được định nghĩa là một dự án điện gió nối lưới với các tuabin điện gió được xây dựng và vận hành “nằm ngoài đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm ra ngoài khơi”;

· Nghị Định 11/2021 áp dụng đối với việc giao một khu vực biển nhất định “từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm ra đến hết các vùng biển Việt Nam” để khai thác và sử dụng “tài nguyên biển”; và

· Tài nguyên biển được định nghĩa bao gồm tài nguyên sinh vật và phi sinh vật thuộc khối nước, đáy [biển] và lòng đất dưới đáy biển.

Các thủ tục giao khu vực biển theo Nghị Định 11/2021 được thảo luận dưới đây.

Các quy định mới về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Sau khi mới ban hành Luật Chứng Khoán 2019, vào tháng 11 năm 2020, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông Tư 96/2020 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (Thông Tư 96/2020) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Thông Tư 96/2020 có một số điểm mới như sau:

Định nghĩa “ngày thực hiện giao dịch chứng khoán” và “ngày hoàn tất giao dịch chứng khoán”.

Thông Tư 96/2020 đưa ra các quy định chi tiết để xác định “ngày thực hiện giao dịch chứng khoán” và “ngày hoàn tất giao dịch chứng khoán”. Những quy định chi tiết này sẽ giúp làm rõ nghĩa vụ công bố thông tin của các đối tượng phải thực hiện công bố thông tin.

Ví dụ, ngày thực hiện giao dịch chứng khoán là:

· Ngày đặt lệnh giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán, nếu giao dịch được thực hiện qua sở giao dịch chứng khoán;

Không có quy định rõ ràng miễn trừ việc cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư trong trường hợp mua lại công ty Việt Nam theo Nghị Định 31/2021

Một sự thay đổi trong Nghị Định 31/2021 hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2020 đã khiến cho yêu cầu xin cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (Giấy CNĐKĐT) hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (Chấp Thuận CTĐT) cho (các) dự án đầu tư hiện có sau khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại quyền kiểm soát đối với một công ty Việt Nam hiện có (Công Ty Mục Tiêu) trở nên không rõ ràng.

Trước đây, Điều 46.4 Nghị Định 118/2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2014 quy định rõ ràng việc miễn trừ Công Ty Mục Tiêu khỏi việc xin cấp mới Giấy CNĐKĐT hay Chấp Thuận CTĐT, hoặc sửa đổi Giấy CNĐKĐT hay Chấp Thuận CTĐT hiện có cho (các) dự án đầu tư của Công Ty Mục Tiêu đã được thực hiện trước khi Công Ty Mục Tiêu được mua lại bởi một nhà đầu tư nước ngoài.

Nghị Định 31/2021 mới hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2020 về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài

Chính phủ đã ban hành Nghị Định31/2021/NĐ-CP (Nghị Định 31/2021) có hiệu lực thi hành vào ngày ký, ngày 26 tháng 03 năm 2021. Nghị Định 31/2021 quy định một số điều khoản đáng kể hướng dẫn về danh mục hạn chế tiếp cận thi trường và áp dụng các điều kiện tiếp cận thị trường của Luật Đầu Tư 2020. Các điều khoản thi hành này dự kiến sẽ mang lại sự rõ ràng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Bài viết được thực hiện bởi Hà Thị Dung.

Vui lòng tải bản pdf đầy đủ tại Đây.