Quyền Sử Dụng Đất Có Được Coi Là Bất Động Sản Theo Pháp Luật Việt Nam?

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, có khả năng “quyền sử dụng đất” được coi là “bất động sản”. Các luận điểm sau đây hỗ trợ quan điểm cho rằng quyền sử dụng đất là bất động sản theo pháp luật Việt Nam:

·         Quyền sử dụng đất (QSDĐ) là quyền tài sản, cũng chính là tài sản. Tài sản được chia thành động sản và bất động sản. Các bất động sản được xác định bao gồm: (i) Đất; (ii) Nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất; (iii) Các tài sản khác gắn liền với đất, nhà hoặc công trình xây dựng; và (iv) các tài sản khác theo quy định của pháp luật.  

·         Về mục (iv) nêu trên, QSDĐ được quy định theo Điều 5.4 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 dưới dạng “bất động sản đưa vào kinh doanh”. Quan điểm này cũng được Tiến sĩ Đỗ Văn Đại áp dụng trong cuốn sách về Bộ Luật Dân Sự 2015.

·         Về mục (iii), Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn coi QSDĐ là bất động sản vì chúng là “tài sản gắn liền với đất”.

·         Tại Án Lệ 26/2018, Tòa Án Tối Cao đã áp dụng thời hiệu 30 năm đối với yêu cầu chia thừa kế bất động sản trong tranh chấp bao gồm QSDĐ. Có thể cho rằng, Tòa Án Tối Cao đã đưa ra quan điểm rằng QSDĐ là bất động sản.

Các luận điểm sau đây hỗ trợ quan điểm cho rằng quyền sử dụng đất không phải là bất động sản theo pháp luật Việt Nam:

·         Dựa trên sự thay đổi về câu chữ của Điều 5.4 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 so với Điều 6.1(b) của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2006, không còn rõ liệu QSDĐ có phải là bất động sản đưa vào kinh doanh hay không. Câu chữ của Điều 5.4 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 có thể được hiểu là: đất (mà có quyền sử dụng được phép chuyển nhượng, cho thuê hoặc cho thuê lại theo luật đất đai) là bất động sản đưa vào kinh doanh, và QSDĐ của mảnh đất đó có thể giao dịch trực tiếp.

Hạn Chế Tiềm Ẩn (không chính xác) Đối Với Việc Thuê Văn Phòng Của Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam

Điều 14 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 có tiêu đề “Đối tượng được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản”. Điều 14.2 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 quy định rằng một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE), với tư cách là khách hàng của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, được phép “mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc hoặc cơ sở kinh doanh theo đúng công năng sử dụng của nhà, công trình xây dựng đó”. Điều 14.2 không bao gồm việc “thuê từ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản” trong phạm vi được cho phép mua của một FIE. Về câu chữ, điều này có thể có được hiểu là một FIE không được phép thuê văn phòng từ các chủ đầu tư bất động sản tại Việt Nam.

Tuy nhiên, kết luận về mặt câu chữ này là trái ngược với thực tế là trong thực tiễn, nhiều FIE, đặc biệt là những FIE hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thường xuyên thuê văn phòng từ các chủ đầu tư bất động sản. Theo đó, câu chữ của Điều 14.2 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 dường như là một lỗi soạn thảo hơn là chủ ý thực sự của người soạn thảo Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014.

GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Sau đây là danh sách (không đầy đủ) các giấy phép và yêu cầu về môi trường mà một khu công nghiệp ở Việt Nam cần tuân thủ.

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (BCĐGTĐMT) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT).

2. Xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.

3. Quản lý chất thải nguy hại:

3.1. Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại

3.2. hợp đồng chuyển giao chất thải nguy với các tổ chức hoặc cá nhân được cấp phép quản lý chất thải nguy hại nếu khu công nghiệp không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý chất thải nguy hại;

3.3. chuẩn bị, sử dụng, lưu trữ và quản lý hồ sơ chất thải nguy hại và hồ sơ, tài liệu và nhật ký liên quan đến quản lý chất thải nguy hại trong 5 năm;

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI LỰA CHỌN TRỌNG TÀI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Theo Luật Xây Dựng 2014, một tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dựng có thể được giải quyết thông qua hòa giải, bởi trọng tài thương mại hoặc tòa án “theo quy định của pháp luật”. Câu chữ mang tính tiêu chuẩn này dường như cho phép các bên tham gia tranh chấp xây dựng tại Việt Nam lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Thông Tư 26/2016 của Bộ Xây Dựng quy định rằng tranh chấp liên quan đến chất lượng công trình xây dựng sẽ được giải quyết theo các bước sau:

(1) thương lượng giữa các bên tranh chấp;

(2) thuê một tổ chức hoặc cá nhân có năng lực thực hiện đánh giá chất lượng của các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng, và đề xuất giải pháp khắc phục; và

(3) khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án.