MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM (DNNN) DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CỦA “SIÊU ỦY BAN”

Kể từ cuối năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC) sẽ trở thành Cơ quan Đại diện Chủ sở hữu mới của 19 DNNN lớn bao gồm Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Sự thay đổi này khiến một số DNNN cùng có CMSC là Cơ quan Đại diện Chủ sở hữu chung, điều này có thể khiến các DNNN này trở thành người có liên quan theo Luật doanh nghiệp 2014, bởi vì:

·         Theo Điều 4.17 của Luật Doanh nghiệp 2014, người có liên quan của một DNNN (DNNN Thứ Nhất) có nghĩa là (i) bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào; và (ii) tổ chức hoặc cá nhân này có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với DNNN Thứ Nhất theo các trường hợp quy định tại Điều 4.17(a) đến 4.17(h) của Luật Doanh nghiệp 2014;

·         Được xem như là một pháp nhân theo Điều 76.2 của Bộ luật Dân sự 2015, CMSC được coi là một tổ chức có thể kiểm soát quá trình ra quyết định và hoạt động của DNNN Thứ Nhất thông qua cơ quan quản lý của DNNN Thứ Nhất đó. Do vậy, CMSC là người có liên quan của DNNN Thứ Nhất theo Điều 4.17(c) của Luật Doanh Nghiệp 2014; và

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI GẦN NHẤT CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006

Dự thảo sửa đổi Luật Chứng Khoán 2006 mới nhất, so với dự thảo trước đó, đưa ra những điểm mới sau đây, bao gồm nhưng không giới hạn:

·           “Sở hữu gián tiếp” chứng khoán được xác định có nghĩa là việc sở hữu chứng khoán thông qua một “người có liên quan” hoặc thông qua ủy thác đầu tư.

·           Tiêu chí đánh giá một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được giảm xuống. Một công ty có vốn điều lệ đã góp đạt 100 tỷ đồng (khoảng 4,5 triệu đô la Mỹ) thay vì 1.000 tỷ đồng giờ đây có thể đủ điều kiện được công nhận như một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Một cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết đạt 2 tỷ đồng (thay vì một lượng giao dịch đạt 2 tỷ đồng mỗi tháng) hoặc thu nhập chịu thuế năm gần nhất đạt 1 tỷ đồng giờ đây có thể đủ điều kiện được công nhận như một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Việc được công nhận như một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là điều rất quan trọng vì chỉ có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc nhà đầu tư chiến lược mới có thể tham gia vào một đợt chào bán cổ phần riêng lẻ của một công ty đại chúng.

QUYỀN BIỂU QUYẾT TẠI HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN (CÔNG TY TNHH MTV) Ở VIỆT NAM

Không rõ liệu quyền biểu quyết của các thành viên trong Hội đồng Thành viên (HĐTV) của một Công ty TNHH MTV dựa trên (1) số vốn điều lệ mà thành viên đó đại diện, hay (2) nguyên tắc một người-một phiếu. Điều 79.5 của Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định rằng trường hợp điều lệ không có quy định khác, mỗi thành viên trong HĐTV của Công ty TNHH MTV có một phiếu biểu quyết. Quy định này cho thấy rằng trong điều lệ của Công ty TNHH MTV, chủ sở hữu của Công ty có thể phân chia các quyền biểu quyết khác nhau cho các thành viên của HĐTV, những người thường là đại diện của chủ sở hữu trong Công ty TNHH MTV. Cách thức phổ biến nhất là dựa vào số vốn điều lệ trong Công ty được đại diện bởi mỗi thành viên. Việc có thể phân chia quyền biểu quyết khác nhau cho các thành viên khác nhau trong Công ty TNHH MTV là rất quan trọng do chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV có thể có các cổ đông khác nhau muốn trực tiếp quản lý Công ty TNHH MTV.

CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG ĐỂ XỬ LÝ THẾ CHẤP CỔ PHẦN ĐỐI VỚI CÔNG TY DỰ ÁN TẠI VIỆT NAM

Đối với tài trợ dự án hoặc tài trợ thu hồi giới hạn ở Việt Nam, việc thế chấp cổ phần (hoặc vốn chủ sở hữu) của công ty dự án thường là một phần của gói giao dịch bảo đảm do có thể dễ dàng tạo lập và hoàn thành [việc đăng ký] thế chấp cổ phần. Mặc dù vậy, khi xuất hiện sự kiện xử lý bảo đảm và nếu bên vay hoặc công ty dự án không hợp tác, bên cho vay (thường là bên cho vay nước ngoài), muốn ngay lập tức tiếp nhận cổ phần thế chấp, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý thế chấp trên thực tế do cần hoàn thành các thủ tục cấp phép khác nhau để bán hoặc chuyển nhượng cổ phần thế chấp.

Nhờ sự linh hoạt của Luật Doanh Nghiệp 2014 và Luật Đầu Tư 2014, bên cho vay hiện nay có thể cân nhắc thực hiện một số biện pháp bổ sung để tăng khả năng xử lý thế chấp đối với cổ phần của một công ty dự án tại Việt Nam. Cụ thể là,

· Bên cho vay nước ngoài có thể yêu cầu công ty dự án phải có được một văn bản thường được gọi là “Chấp Thuận M&A” theo Điều 26 của Luật Đầu Tư 2014 có lợi cho bên cho vay nước ngoài trước. Không giống như Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư, một nhà đầu tư nước ngoài được cấp Chấp Thuận M&A không thực sự phải tuân theo quy định đầu tư. Ngoài ra. các thủ tục để có được Chấp Thuận M&A không yêu cầu phải nộp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho cơ quan có thẩm quyền.