Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu tại Doanh Nghiệp Nhà Nước Việt Nam (DNNN)

Nghị Định 47/2021 thi hành Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị Định 10/2019 thi hành Luật Quản Lý Vốn Nhà Nước 2014 cung cấp thông tin làm rõ một cách hữu ích về (1) các chủ thể có thể đóng vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu của Nhà Nước trong một DNNN, và (2) cách tính tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong một doanh nghiệp. Đặc biệt,

· Theo Nghị Định 10/2019, Cơ quan đại diện tổ chức chỉ bao gồm (i) Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp (CMSC); (ii) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh; và (iii) Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC). Theo đó, các DNNN khác như EVN hoặc PVN không được coi là Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu. Trước đây, không rõ rằng một DNNN có thể được coi là Cơ Quan Đại Diện của Nhà Nước trong một DNNN khác không.

Chuyển nhượng vốn góp trong các trường đại học tư thục chưa chuyển đổi

1. Luật Giáo dục đại học sửa đổi ngày 19 tháng 11 năm 2018 (Luật GDĐH Sửa Đổi 2018) quy định rất nhiều điểm mới so với Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 (Luật GDĐH 2012). Một trong những điểm mới quan trọng là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hoạt động của các trường đại học tư thục. Theo đó, Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 yêu cầu các trường đại học tư thục sẽ phải có hội đồng trường (tương tự như các trường đại học công lập) thay vì hội đồng quản trị như quy định trước đây của Luật GDĐH 2012.

2. Như vậy, các nhà đầu tư trong một trường đại học tư thục mà chưa được chuyển đổi cơ cấu tổ chức hoạt động theo Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 (Trường ĐH Chưa Chuyển Đổi) [thì có được chuyển nhượng vốn góp của mình hay không và phải tuân theo thủ tục như thế nào.

Quy định mới về chào bán cổ phiếu ra công chúng tại Việt Nam

Các quy định mới về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam theo Luật Chứng Khoán 2019 và Nghị Định 155/2020 có một số thay đổi so với các quy định trước đó theo Luật Chứng Khoán 2006 và Nghị Định 58/2012. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Khánh Linh và Nguyễn Quang Vũ.

1. Các hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng

Theo Nghị Định 155/2020, các hoạt động “chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghệ cao, hoặc thành lập tổ chức tín dụng cổ phần” và“ chào bán hợp đồng góp vốn đầu tư ra công chúng” đã không còn được coi là các hình thức chào bán ra công chúng nữa. Các hình thức chào bán ra công chúng theo Luật Chứng Khoán 2019 hiện nay chỉ bao gồm:

(a) chào bán chứng khoán công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;

(b) chào bán chứng khoán ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua việc thayđổi cơ cấu sở hữu mà không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành; và

(c) sự kết hợp của các hình thức được mô tả tại mục (a) và (b).

Các quy định mới về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Sau khi mới ban hành Luật Chứng Khoán 2019, vào tháng 11 năm 2020, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông Tư 96/2020 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (Thông Tư 96/2020) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Thông Tư 96/2020 có một số điểm mới như sau:

Định nghĩa “ngày thực hiện giao dịch chứng khoán” và “ngày hoàn tất giao dịch chứng khoán”.

Thông Tư 96/2020 đưa ra các quy định chi tiết để xác định “ngày thực hiện giao dịch chứng khoán” và “ngày hoàn tất giao dịch chứng khoán”. Những quy định chi tiết này sẽ giúp làm rõ nghĩa vụ công bố thông tin của các đối tượng phải thực hiện công bố thông tin.

Ví dụ, ngày thực hiện giao dịch chứng khoán là:

· Ngày đặt lệnh giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán, nếu giao dịch được thực hiện qua sở giao dịch chứng khoán;