NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI GẦN NHẤT CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006

Dự thảo sửa đổi Luật Chứng Khoán 2006 mới nhất, so với dự thảo trước đó, đưa ra những điểm mới sau đây, bao gồm nhưng không giới hạn:

·           “Sở hữu gián tiếp” chứng khoán được xác định có nghĩa là việc sở hữu chứng khoán thông qua một “người có liên quan” hoặc thông qua ủy thác đầu tư.

·           Tiêu chí đánh giá một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được giảm xuống. Một công ty có vốn điều lệ đã góp đạt 100 tỷ đồng (khoảng 4,5 triệu đô la Mỹ) thay vì 1.000 tỷ đồng giờ đây có thể đủ điều kiện được công nhận như một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Một cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết đạt 2 tỷ đồng (thay vì một lượng giao dịch đạt 2 tỷ đồng mỗi tháng) hoặc thu nhập chịu thuế năm gần nhất đạt 1 tỷ đồng giờ đây có thể đủ điều kiện được công nhận như một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Việc được công nhận như một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là điều rất quan trọng vì chỉ có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc nhà đầu tư chiến lược mới có thể tham gia vào một đợt chào bán cổ phần riêng lẻ của một công ty đại chúng.

QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM

Các ngân hàng nước ngoài nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam thực hiện việc cấp khoản vay xuyên biên giới cho khách hàng tại Việt Nam cần lưu ý những điều sau:

·         Theo các cam kết WTO, Việt Nam đưa ra một cam kết không ràng buộc về các dịch vụ cho vay xuyên biên giới. Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng không cam kết mở cho các dịch vụ cho vay xuyên biên giới. Điều này có nghĩa là Chính phủ Việt Nam có toàn quyền cho phép hoặc không cho phép hoạt động cho vay xuyên biên giới;

·         Theo Luật Tổ Chức Tín Dụng 2010, một bên cho vay nước ngoài, cho bên vay Việt Nam vay trên cơ sở thường xuyên và liên tục, có thể được xem là cung cấp dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam và phải có giấy phép trong lĩnh vực ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN);

HÀNH ĐỘNG TẬP THỂ BỞI TRÁI CHỦ TẠI VIỆT NAM

Cơ chế hành động tập thể giữa các trái chủ là một trong những điểm phổ biến trong các điều khoản và điều kiện của trái phiếu doanh nghiệp.  Hai đặc điểm quan trọng của cơ chế hành động tập thể là:

· Việc sử dụng Đại Diện Được Ủy Nhiệm (Bond Trustee) để hành động vì lợi ích của trái chủ; và

· Việc sử dụng Hội nghị của các Trái Chủ cho phép việc đưa ra một quyết định của đa số (hoặc đại đa số) trái chủ liên quan đến trái phiếu (ví dụ: thay đổi các điều khoản của trái phiếu) để ràng buộc các trái chủ thiểu số không đồng ý với quyết định đó.

Có thể cho rằng, nếu các điều khoản về cuộc họp của các trái chủ được quy định trong các điều khoản của trái phiếu và trái chủ đồng ý với điều khoản đó thì các quy định về giao dịch dân sự theo Bộ Luật Dân Sự 2015 có thể cho phép việc sử dụng cuộc họp của các trái chủ tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu lực của quyết định được đưa ra tại cuộc họp trái chủ trong đó không được chấp thuận bởi tất cả các trái chủ vẫn còn là một câu hỏi theo luật pháp Việt Nam. Điều này là bởi:

THÔNG TƯ MỚI VỀ VAY NGOẠI TỆ TỪ NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG NĂM 2019

Vào ngày 28 tháng 12 năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 42 sửa đổi các quy định về cho vay ngoại tệ hiện hành (tại Thông tư 24 của NHNN ngày 8 tháng 12 năm 2015, được sửa đổi tại từng thời điểm (Thông Tư 24/2015)) (Thông tư 42/2018). Thông Tư 42/2018 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Thay đổi mục đích cho vay được phép

Các ngân hàng Việt Nam chỉ cho vay bằng ngoại tệ đối với một số mục đích nhất định. Thông Tư 42/2018 có những thay đổi sau về các mục đích này:

1. Về việc bên vay có doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu, Thông Tư 42/2018 không quy định thời hạn áp dụng các điều khoản liên quan đến mục đích vay vốn ngắn hạn để thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh hàng hóa được xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam. Các thông tư sửa đổi Thông Tư 24/2015 trước đây chỉ cho phép mục đích vay như vậy trên cơ sở từng năm;