QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MUA BÁN NỢ

1. Hiện nay, hoạt động mua bán nợ của các chủ thể không phải tổ chức tín dụng (TCTD) không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, Luật Đầu Tư của Quốc Hội ngày 17 tháng 6 năm 2020 (Luật Đầu Tư 2020) đã loại bỏ ngành nghề “kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo thuyết minh của ban soạn thảo Luật Đầu Tư 2020 , chủ thể của giao dịch mua bán nợ có thể là bất kỳ chủ thể kinh doanh nào, dịch vụ mua bán nợ chỉ là dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch mua bán nợ và hệ thống pháp luật về dân sự, thương mại liên quan tới hoạt động mua bán hiện tại đã đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh giao dịch mua bán nợ cũng như các giao dịch hỗ trợ mua bán nợ (http://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2019/10/4._Thuyet_minh_du_thao_Luat.pdf).

Nghị Định mới về biện pháp bảo đảm ở Việt Nam

Ngày 19 tháng 3 năm 2021, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 21 hướng dẫn Bộ Luật Dân Sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Nghị Định 21/2021). Nghị Định 21/2021 thay thế Nghị Định 163 của Chính Phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (Nghị Định 163/2006) từ ngày 15/5/2021.

Quyền tự do thỏa thuận của các bên

Nghị Định 21/2021 dường như cho phép các bên trong giao dịch bảo đảm thỏa thuận bất kỳ vấn đề gì liên quan đến giao dịch bảo đảm miễn là thỏa thuận đó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân Sự 2015, không vi phạm các điều kiện để giao dịch có hiệu lực, không vi phạm giới hạn thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

So Sánh Quy Tắc Tố Tụng Trọng Tài của VIAC và SIAC

Dưới đây là bảng so sánh các điểm khác nhau giữa Quy tắc tố tụng trọng tài tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) và Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Singapore (SIAC). Bài viết được thực hiện bởi Hà Kiều Anh và Lê Đỗ Hồng Vân. Bản pdf của bài viết có thể tải về tại Đây.

Tài xế Uber có thể được coi là người lao động theo pháp luật Việt Nam hay không?

Tòa án Vương quốc Anh gần đây đã phán quyết rằng một tài xế Uber là Người lao động của Uber theo luật lao động của Vương quốc Anh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét việc liệu có thể đưa ra kết luận tương tự theo luật Việt Nam thông qua sử dụng lý lẽ của tòa án Vương quốc Anh. Theo Bộ Luật Lao Động 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Dựa trên định nghĩa về người lao động theo Bộ Luật Lao Động 2019, nhiều khả năng là tài xế Uber hoặc, do Uber đã rời Việt Nam, một tài xế “taxi công nghệ” tương tự có thể lập luận rằng họ là người lao động của chủ sở hữu nền tảng thay vì là một nhà thầu bên thứ ba bằng việc sử dụng các lập luận của tòa án Vương quốc Anh.

Bảng dưới đây đưa ra phân tích chi tiết hơn: