KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM VỀ PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN CỦA VIỆT NAM

Tại các hệ thống pháp luật khác, Phối Hợp Hành Động (Acting In Concert) về cơ bản được hiểu là sự hợp tác có chủ đích giữa hai hay nhiều bên để thực hiện việc kiểm soát một công ty niêm yết. Và quyền biểu quyết của những người được xem là phối hợp hành động sẽ có được cộng lại để tính xem liệu có cần thực hiện thủ tục công bố và/hoặc chào mua công khai bắt buộc hay không. Quy định về chứng khoán của Việt Nam không dự trù và quy định một cách rõ ràng khái niệm “phối hợp hành động”. Bởi vậy, ở Việt Nam việc những người không phải người liên quan theo luật có thể kết hợp phiếu biểu quyết của mình để kiểm soát (hoặc tác động tới việc kiểm soát) một công ty đại chúng mà không phải công bố hoặc thực hiện chào mua công khai là khá phố biến. Thực tế này có thể gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư đại chúng, những người không nắm được các thay đổi tiềm ẩn về quyền kiểm soát công ty đại chúng.

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Bộ Luật Hình Sự 2015 có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2018 lần đầu tiên đưa ra trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân tại Việt Nam. Trước khi có Bộ Luật Hình Sự 2015, chỉ có các cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam. Đây là một thay đổi lớn đối với hệ thống luật hình sự Việt Nam. Tài liệu kèm theo đây tóm tắt các phân tích của chúng tôi về trách nhiệm hình sự của công ty tại Việt Nam trong Tập 2 của sách Những nguyên tắc của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam.

Bấm vào Đây để tải về.

CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014, kể từ 1 tháng 1 năm 2018, bất kỳ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ một tháng đến dưới ba tháng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Yêu Cầu BHXH). Tiền bảo hiểm xã hội được đóng bởi cả người lao động và người sử dụng lao động theo tỷ lệ nhất định, trong đó người sử dụng lao động thường đóng phần nhiều hơn. Tuy nhiên, không rõ là liệu một người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc với thời hạn từ đủ 1 tháng tới 2 tháng (Hợp Đồng Thử Việc) có phải tuân thủ Yêu Cầu BHXH. Có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này:

Một mặt, có quan điểm cho rằng không phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc bởi vì:

QUY ĐỊNH MỚI VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 TẠI VIỆT NAM

Tháng 11 năm 2017, Quốc Họi đã thông qua nhiều sửa đổi bổ sung đối với Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010 (Luật TCTD Sửa Đổi). Khoảng hai phần ba Luật TCTD Sửa Đổi tập trung vào quy định về tái cơ cấu, giải cứu, và giải thể tổ chức tín dụng. Điều này có thể lý giải khoảng thời gian tương đối ngắn giữa ngày ban hành và ngày có hiệu lực của Luật TCTD Sửa Đổi. Luật TCTD Sửa Đổi có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2018, chưa đầy hai tháng kể từ thời điểm ban hành. Quốc hội thường để một luật có hiệu lực sau khoảng thời gian từ sáu tháng tới một năm. Điều này có vẻ như cho thấy nhận thức về sự cấp thiết của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) trong việc xử lý nhiều ngân hàng đã được NHNN giải cứu trong một số năm gần đây.

Bên cạnh các quy định về tái cơ cấu, giải cứu và giải thế tổ chức tín dụng, Luật TCTD Sửa Đổi đưa ra một loạt quy định khác nhằm cải thiện việc quản trị và vận hành của tổ chức tín dụng. Các sửa đổi, bổ sung này bao gồm: