KHÁI NIỆM BÁN BUÔN / BÁN LẺ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Nghị định 9/2018 đưa ra một cách tiếp cận mới về các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tại Việt Nam. Cụ thể, việc bán buôn hầu hết các mặt hàng không phải tuân thủ yêu cầu về Giấy Phép Kinh Doanh. Tuy nhiên, Nghị định 9/2018 vẫn không rõ ràng trong việc phân loại hoạt động bán buôn và bán lẻ. Việc định nghĩa rõ ràng hơn các khái niệm này là quan trọng bởi lẽ một FIE thực hiện các hoạt động bán lẻ phải xin cấp Giấy Phép Kinh Doanh từ Bộ Công Thương (BCT).

Theo Nghị định 9/2018,

·         “Bán buôn” là hoạt động bán hàng hóa cho (a) người bán buôn, (b) người bán lẻ và (c) các thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm các hoạt động bán lẻ;

·         “Bán lẻ” là hoạt động bán hàng hóa cho (a) cá nhân, (b) hộ gia đình, và (c) các tổ chức khác nhằm mục đích tiêu dùng.

Có một số vấn đề phát sinh từ các định nghĩa trên theo Nghị định 9/2018:

BẢO VỆ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM

Vào tháng 9 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 117/2018 về bảo vệ thông tin khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng thay thế cho Nghị định 70/2000. Nghị Định 117/2018 áp dụng cho việc bảo mật, lưu trữ và cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng với TCTD. Nghị Định đưa ra các điểm đáng chú ý sau đây:

·         Nghị Định 117/2018 không áp dụng đối với, bao gồm nhưng không giới hạn, thông tin được xác định là bí mật nhà nước và được điều chỉnh bởi các quy định về bí mật Nhà nước. Theo Quyết Định 151/2003 cũ của Bộ Công An, thông tin về tiền gửi của khách hàng với một TCTD được phân loại là “bí mật Nhà Nước” ở cấp độ bí mật. Không rõ liệu việc phân loại này có còn hiệu lực bởi vì Quyết Định 45/2007 của Ngân hàng Nhà nước, văn bản được căn cứ theo Quyết Định 151/2003, không liệt kê thông tin tiền gửi của khách hàng là bí mật Nhà Nước. Nghị Định 117/2018 không làm rõ điều này;

QUY ĐỊNH MỚI VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Ngày 22 tháng 5 năm 2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 82/2018 về khu công nghiệp và khu kinh tế tại Việt Nam. Nghị Định 82/2018 thay thế Nghị Định 29/2008 kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Các điểm nổi bật của Nghị Định 82/2018 như sau:

·         Khu kinh tế nằm trong khu vực được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư từ nay được coi là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

·         Nghị Định 82/2018 đưa ra ba loại khu công nghiệp mới gồm khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Một số ưu đãi đầu tư sẽ được áp dụng với các khu công nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp sinh thái (ví dụ: miễn tiền thuê đất, vốn vay ưu đãi hoặc cho thuê đất với thời hạn tối đa). Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có thể bao gồm khu dân cư và dịch vụ nhưng không quá một phần ba diện tích khu công nghiệp. Ngoài ra, khu chế xuất hiện từ nay được coi là một loại khu công nghiệp thay vì được phân loại thành một khu vực riêng.

·         Định nghĩa sửa đổi về doanh nghiệp chế xuất (DNCX) dường như chỉ ra rằng một DNCX không cần phải xuất khẩu tất cả các sản phẩm của mình. Thay vào đó, DNCX chỉ cần chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.

·         Nghị Định 82/2018 cho phép một khu công nghiệp có các cơ sở nhà ở riêng biệt cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia nước ngoài.

Bài viết được đóng góp bởi Hà Kiều Anh, luật sư tập sự tại Venture North Law.

SỬA ĐỔI MỚI VỀ QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

Tháng 6 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2018 về hợp tác và đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (Nghị Định 86/2018). Nghị Định 86/2018 thay thế Nghị Định 73/2012 kể từ tháng 8 năm 2018. So với Nghị Định 73/2012, Nghị Định 86/2018 đưa ra những thay đổi đáng chú ý như sau:

·         Nghị Định 86/2018 không còn áp dụng đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nghề. 

·         Lần đầu tiên, việc hợp tác liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài được cho phép ở tất cả các cấp học bao gồm các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Theo Nghị Định 73/2012, việc hợp tác liên kết chỉ được phép ở cấp giáo dục đại học.

·         Nghị Định 86/2018 quy định rõ ràng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục bằng cách góp vốn hoặc mua cổ phần và phần vốn góp từ (1) cơ sở giáo dục Việt Nam hoặc (2) một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam . Nghị Định 86/2018 cũng định nghĩa một cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là một cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư.

·         Nghị Định 86/2018 tăng số lượng tối đa học sinh trong nước mà một trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường trung học phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư có thể tiếp nhận tới mức 50% tổng số học sinh. Theo Nghị Định 73/2012, mức trần là 20%.

·         Nghị Định 86/2018 khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài khó đầu tư hơn vào các trường đại học ở Việt Nam bằng việc tăng số vốn đầu tư tối thiểu lên 1.000 tỷ đồng (từ 300 tỷ đồng).

Bài viết được đóng góp bởi Hà Kiều Anh, luật sư tập sự tại Venture North Law.