Nghị định mới về xử phạt trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Vào tháng 9 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 75/2019 quy định về xử phạt hành chính đối với các vi phạm luật cạnh tranh mới của Việt Nam. Nghị Định 75/2019 quy định chi tiết vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm vi phạm về (a) các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (b) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; (c) tập trung kinh tế; và (d) cạnh tranh không lành mạnh. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý trong Nghị Định 75/2019:

· Mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh tăng từ 200 triệu đồng lên 2 tỷ đồng;

· Mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế đã giảm từ 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm xuống còn 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan;

· Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối hoặc cung ứng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định hiện bị coi là vi phạm các quy định cạnh tranh;

Phân loại ngành nghề kinh doanh theo VSIC và CPC Tạm Thời

Theo các biểu mẫu hiện hành áp dụng cho các thủ tục đầu tư để xin cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư hoặc đăng ký mua lại cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài và công ty mục tiêu phải kê khai ngành nghề kinh doanh của công ty mục tiêu theo cả Hệ Thống Phân Loại Ngành Kinh Tế Việt Nam (VSIC) và Hệ Thống Phân Loại Sản Phẩm Trung Tâm Tạm Thời (CPC Tạm Thời). VSIC dựa trên Hệ Thống Phân Loại Ngành Kinh Tế Quốc Tế, không phải CPC Tạm Thời. Do đó, có thể có một số khác biệt giữa phạm vi của các dịch vụ theo VSIC và theo CPC Tạm Thời. Nói cách khác, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể phải đối mặt với vấn đề trong đó phạm vi của một nhóm theo một hệ thống phân loại có thể không nằm trong nhóm tương ứng theo hệ thống phân loại khác.

Trong những trường hợp như vậy, sẽ là hợp lý để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định chỉ tuân thủ theo một hệ thống phân loại. Ví dụ, một nhà đầu tư Nhật Bản cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị chiếu sáng điện có thể phân loại ngành nghề của họ thành (i) “Sửa chữa thiết bị điện” (VSIC 3314); và (ii) “Dịch vụ sửa chữa đồ cá nhân và hộ gia đình” (CPC 6330). Nếu nhà đầu tư muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị điện, thì nhà đầu tư đó không cần phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Điều này là do:

Tính thuế đối với một dự án nhà máy nhiệt điện than độc lập (IPP) ở Việt Nam

Phương thức xác định giá hợp đồng mua bán điện (HĐMB Điện) được quy định tại Thông Tư 56 của Bộ Công Thương (BCT) ngày 19 tháng 12 năm 2014, như được sửa đổi, bổ sung (Thông Tư 56/2014). Thông Tư 56/2014 sẽ điều chỉnh HĐMB Điện của (i) nhà máy điện không phải là nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy điện BOT độc lập, nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và (ii) các nhà máy chưa có cơ chế riêng do BCT ban hành.

Đơn giá nói chung bao gồm các thành phần sau:

Đơn Giá = Giá Cố Định + Giá VH&BD Cố Định + Giá Nhiên Liệu + Giá Vận Chuyển Nhiên Liệu Chính

Trong đó:

·         Giá Cố Định là một số cố định được xác định trước cho toàn bộ quá trình thực hiện của dự án. Giá cố định được tính toán sao cho tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (internal rate of return) của dự án nhà máy điện sẽ không vượt quá tỷ lệ quy định (tức là 10% hoặc 12% tùy thuộc vào từng trường hợp).                        

·         Giá VH&BD Cố Định là giá vận hành và bảo dưỡng cố định, là tổng giá của (i) giá cố định cho chi phí sửa chữa lớn, chi phí thiết bị và dịch vụ; và (ii) giá cố định cho chi phí nhân công. Thay đổi do lạm phát sẽ được phản ánh trong việc tính toán giá điện. Tuy nhiên, thay đổi này được giới hạn ở mức 2,5% mỗi năm, thấp hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm thông thường ở Việt Nam.

Quy Định Về Tặng Quà Theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 Của Việt Nam

Một thay đổi đáng chú ý của Luật Phòng Chống Tham Nhũng mới năm 2018, trong số những điều khác, là Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 không chỉ áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ khu vực trong nhà nước, mà còn cho cả các doanh nghiệp, tổ chức và người có chức vụ khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, xem xét kỹ Điều 22 về việc tặng quà và nhận quà tặng theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 có thể cho thấy điều khác. Cụ thể,

(a)        Điều 22.2 quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới bất kỳ hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; và

(b)        Điều 3.9 của Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 định nghĩa “cơ quan, tổ chức, đơn vị” theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 là các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà Nước.

Dựa trên định nghĩa tại Điều 3.9 và câu chữ của Điều 22.2, có thể cho rằng các quy định và hạn chế về tặng quà theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước và người có chức vụ công chứ không phải các doanh nghiệp, tổ chức, người có chức vụ khu vực ngoài nhà nước.