Dịch Bệnh Covid-19 Tại Việt Nam – Xử Lý Trường Hợp Người Lao Động Phải Cách Ly Theo Yêu Cầu Của Chính Phủ

Người lao động phải đi cách ly tập trung tại các cơ sở của Chính Phủ

Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam yêu cầu:

· tất cả trường hợp tiếp xúc trực tiếp hoặc có giao tiếp gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 (thường được gọi là Đối Tượng F1 tại Việt Nam) sẽ phải đưa đi cách ly bắt buộc tại các cơ sở cách ly tập trung của Chính Phủ; và

· tất cả trường hợp có tiếp xúc trực tiếp và giao tiếp gần với Đối Tượng F1 sẽ phải tự cách ly tại nhà, nơi ở (thường được gọi là Đối Tượng F2 tại Việt Nam).

Thời gian cách ly tiêu chuẩn là 14 ngày.

Đối với Đối Tượng F1, các phương án dưới đây có thể được áp dụng:

· Đối Tượng F1 và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận rằng Đối Tượng F1 sẽ tiếp tục làm việc tại cơ sở cách ly tập trung của Chính Phủ và được hưởng nguyên lương;

· Đối Tượng F1 có thể xin nghỉ phép hằng năm và được hưởng nguyên lương;

Dịch bệnh covid-19 tại Việt Nam – Xử lý trường hợp người lao động dương tính với covid-19

· Đối với bất kỳ người lao động nào dương tính với Covid-19 và người sử dụng lao động biết về trường hợp này thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động nghỉ ốm theo quy định của Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

· Tuy nhiên, việc này có thể không cần thiết do Chính Phủ yêu cầu tất cả các bệnh nhân có kết quả dương tính với Covid-19 đều phải được đưa đi cách ly bắt buộc và điều trị tại các cơ sở y tế.

· Phụ thuộc vào thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội và tình trạng ốm đau, người lao động dương tính với Covid-19 có thể được nghỉ ốm đau trong thời gian từ 30, 40, 60, 180 ngày hoặc lâu hơn. Trong trường hợp thời hạn nghỉ ốm đau kết thúc nhưng người lao động vẫn chưa khỏi bệnh, người lao động được hưởng thêm 5 đến 10 ngày nghỉ để hồi phục sức khỏe theo thỏa thuận giữa Công Đoàn và người sử dụng lao động.

Dịch Bệnh Covid-19 Tại Việt Nam – Đảm Bảo An Toàn Lao Động

Theo quy định của luật lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải (1) đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, và (2) cung cấp cho người lao động các trang thiết bị bảo hộ lao động. Cụ thể, trong giai đoạn thực hiện “giãn cách xã hội” từ ngày 1 tháng 4 đến 15 tháng 4 năm 2020, Thủ Tướng Chính Phủ đã yêu cầu tất cả người sử dụng lao động được phép làm việc tại văn phòng, cơ quan của mình trong giai đoạn này (Chủ Cơ Sở Kinh Doanh Ngành Nghề Thiết Yếu) phải áp dụng các biện pháp sau đây:

· đeo khẩu trang và bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch virus corona theo quy định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Ví dụ, theo Hướng Dẫn của Bộ Y Tế (BYT), người sử dụng lao động nên thực hiện việc vệ sinh thường xuyên môi trường làm việc và các thiết bị và cung cấp cho người lao động các vật tư phòng chống dịch (khẩu trang, nước sát khuẩn);

Sự Bùng Phát của Virus Corona - Ảnh Hưởng của Sự Kiện Bất Khả Kháng Theo Luật Việt Nam

Đây là bài cuối cùng của chúng tôi liên quan đến sự kiện bất khả kháng tại Việt Nam. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ đề cập đến ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng sau khi sự kiện bất khả kháng được xác nhận (xem bài đăng trước của chúng tôi ở đây ). Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ và Trần Thủy Tiên.

Tóm tắt nội dung

  • Một bên của hợp đồng bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trừ các trách nhiệm theo hợp đồng. Một hợp đồng không cần thiết phải có một điều khoản bất khả kháng riêng biệt cho bên bị ảnh hưởng để yêu cầu bất khả kháng.

  • Luật Thương Mại 2005 không nêu rõ liệu sự vi phạm của một bên bị ảnh hưởng phải được gây ra bởi sự kiện bất khả kháng.

  • Luật không quy định rõ ràng một hợp đồng bị chấm dứt trên cơ sở sự kiện bất khả kháng kéo dài. Tuy nhiên, trong trường hợp sự kiện bất khả kháng kéo dài, Luật Thương Mại 2005 cho phép các bên từ chối thực hiện hợp đồng.