Pháp luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài trong trường hợp không được lựa chọn rõ ràng tại Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam, trong trường hợp hợp đồng giữa một bên Việt Nam và một bên nước ngoài (i) lựa chọn pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh cho toàn bộ hợp đồng, (ii) lựa chọn trọng tài nước ngoài làm cơ chế giải quyết tranh chấp, nhưng (iii) không quy định rõ pháp luật điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài, có khả năng pháp luật của nước là địa điểm giải quyết tranh chấp (không phải pháp luật Việt Nam) sẽ là pháp luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài đó. Điều này là bởi:

· Tương tự như nguyên tắc về tính độc lập của điều khoản trọng tài đối với hợp đồng chính được chấp nhận rộng rãi trong thông lệ của trọng tài thương mại quốc tế, Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 cũng quy định rằng thỏa thuận trọng tài “hoàn toàn độc lập” với hợp đồng chính. Theo đó, pháp luật điều chỉnh hợp đồng chính không nên được mặc định là pháp luật điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 không xác định rõ pháp luật nào sẽ là pháp luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài trong trường hợp nói ở phần đầu. Điều này khác với Quan Điểm của hệ thống pháp luật thông luật mà theo đó pháp luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là pháp luật điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài trừ trường hợp có chứng cứ cho điều ngược lại; và

Tiêu Chí Mới Của Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Tại Việt Nam Theo Luật Cạnh Tranh 2018

Luật Cạnh Tranh 2018 định nghĩa một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là: (a) hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức, và (b) gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Theo Điều 3.3 của Luật Cạnh Tranh 2018, tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Định nghĩa thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một điều khoản mới của Luật Cạnh Tranh 2018 mà Luật Cạnh Tranh 2004 không quy định.

Luật Cạnh Tranh 2018 tiếp tục cung cấp một danh sách các thỏa thuận cụ thể có thể được coi là một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giống với Luật Cạnh Tranh 2004. Tuy nhiên, do có định nghĩa mới theo Luật Cạnh Tranh 2018, xét một cách hợp lý, một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hiện cần phải thỏa mãn hai yếu tố:

Nghị Định 35/2020 - Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam

Trong đợt bùng phát Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một nghị định quan trọng để thi hành Luật Cạnh Tranh 2018. Trong nhiều nội dung mới, Chính Phủ đã đưa ra một bộ ngưỡng thông báo tập trung kinh tế (gần như) mới hoàn toàn. Đáng tiếc là, giống như các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trong thời gian Covid-19, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có khả năng nới rộng khoảng cách pháp lý giữa các bên tham gia các thỏa thuận M&A tại Việt Nam, đặc biệt là các giao dịch do các tập đoàn lớn thực hiện.

Theo Luật Cạnh Tranh 2004 cũ, Chính phủ chỉ áp dụng ngưỡng "thị phần” để xác định xem việc thông báo tập trung kinh tế có cần thực hiện hay không. Do sự không rõ ràng và khó khăn trong việc xác định thị phần trong thực tế, chỉ có một vài thỏa thuận M&A phải nộp đơn thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh Tranh 2004 cũ. Bây giờ, điều đó không còn đúng nữa. Ngoài ngưỡng thị phần cũ, Nghị định 35/2020 còn đưa ra hai ngưỡng mới (ví dụ: ngưỡng "giá trị chủ thể" và ngưỡng “giá trị giao dịch”) mà không có ngoại lệ. Bất kỳ “tập trung kinh tế” nào thỏa mãn bất kỳ một trong ba ngưỡng riêng biệt và độc lập sẽ cần phải được thông báo tới Ủy Ban Cạnh Tranh Quốc Gia (NCC) chưa được thành lập. Có thể nói NCC hiện có lẽ có nhiều ngưỡng thông báo tập trung kinh tế hơn so với các cơ quan cạnh tranh ở EU (một), Mỹ (hai) và Trung Quốc (một), đấy là một dấu hiệu không tốt cho luật sư M&A tại Việt Nam.

Nghị Định 35/2020 - Khái niệm kiểm soát trong các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam

Khái niệm kiểm soát rất quan trọng trong các quy định mới về kiểm soát tập trung kinh tế mới theo Luật Cạnh Tranh 2018 và Nghị Định 35/2020. Cụ thể, tập trung kinh tế dưới hình thức mua lại doanh nghiệp sẽ phát sinh nếu công ty mua lại giành quyền kiểm soát công ty bị mua lại. Ngoài ra, khái niệm kiểm soát cũng được sử dụng để xác định xem một công ty có phải là công ty liên kết của một công ty khác hay không khi áp dụng Ngưỡng Giá Trị Chủ Thể theo quy định về thông báo tập trung kinh tế.

Nghị định 35/2020, doanh nghiệp mua lại thiết lập quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp bị mua lại hoặc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:

doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;