Những sửa đổi, bổ sung mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 tại Việt Nam

Quốc Hội đã thông qua một số nội dung sửa đổi mới đối với Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật 2015 vào ngày 18 tháng 6 năm 2020, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 (LBHVBQPPL 2020). Dưới đây là tóm tắt về những sửa đổi đã được thông qua:

· Hai loại văn bản mới được công nhận là “luật” tại Việt Nam. Đó là (1) Nghị Quyết Liên Tịch của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính Phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; (2) Thông Tư Liên Tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

· Sửa đổi mới quy định rõ ràng việc cấm ban hành Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. LBHVBQPPL 2015 không coi thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là văn bản quy phạm pháp luật. Điều này dẫn đến một thực tế là mặc dù có nhiều tranh cãi xoay quang tính hợp pháp của thông tư liên tịch, vẫn có rất nhiều văn bản mang tính liên kết vẫn được các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.

Một Số Điểm Mới Nổi Bật Của Luật Đầu Tư 2020

Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu Tư mới vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 (LĐT 2020) và thay thế Luật Đầu Tư 2014 (LĐT 2014). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn luận vắn tắt về một vài điểm chính của LĐT 2020.

Bài viết được thực hiện bởi Hà Thị Dung và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ, với sự hỗ trợ nghiên cứu của Trần Kim Chi.

Vui lòng tải bản đầy đủ tại Đây

Luật Doanh Nghiệp 2020 Mới Áp Dụng Cho Các Công Ty Tại Việt Nam

Giới thiệu

Vào tháng 6 năm 2020, Quốc Hội đã thông qua Luật Doanh Nghiệp 2020 mới (Luật Doanh Nghiệp 2020) để thay thế Luật Doanh Nghiệp 2014 kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Luật Doanh Nghiệp 2020 được ban hành chỉ sau bốn năm kể từ ngày Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực. Do vậy, chỉ trong vòng 20 năm, Việt Nam đã có 4 phiên bản khác nhau của Luật Doanh Nghiệp. Các thay đổi thường xuyên đó có thể gây ra nhiều thắc mắc cho nhà đầu tư bởi họ sẽ không biết chắc rằng các quyền của họ với tư cách là một thành viên hoặc một cổ đông trong một công ty tại Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một chuỗi các thay đổi nào khác vào năm 2025. Trên thực tế, rất nhiều thay đổi được đưa ra trong Luật Doanh Nghiệp 2020 chỉ là các thay đổi về mặt câu chữ (nhưng lại không giải quyếtnhiều vấn đề không rõ ràng của Luật Doanh Nghiệp 2014) cũng gây ra những hoài nghi về chất lượng của quy trình lập pháp tại Việt Nam.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ. Các bình luận của chúng tôi được dựa trên phiên bản Luật Doanh Nghiệp 2020 được cung cấp bởi Ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu Quốc Hội và thành viên Hội Luật Sư Thương Mại Việt Nam (VBLC). Do phiên bản chính thức của Luật Doanh Nghiệp 2020 chưa được ban hành, các bình luận của chúng tôi có thể bị thay đổi. Để tiện tham chiếu, một bản so sánh giữa Luật Doanh Nghiệp 2020 và Luật Doanh Nghiệp 2014 bằng tiếng Việt có thể được tải về tại Đây.

Pháp luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài trong trường hợp không được lựa chọn rõ ràng tại Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam, trong trường hợp hợp đồng giữa một bên Việt Nam và một bên nước ngoài (i) lựa chọn pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh cho toàn bộ hợp đồng, (ii) lựa chọn trọng tài nước ngoài làm cơ chế giải quyết tranh chấp, nhưng (iii) không quy định rõ pháp luật điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài, có khả năng pháp luật của nước là địa điểm giải quyết tranh chấp (không phải pháp luật Việt Nam) sẽ là pháp luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài đó. Điều này là bởi:

· Tương tự như nguyên tắc về tính độc lập của điều khoản trọng tài đối với hợp đồng chính được chấp nhận rộng rãi trong thông lệ của trọng tài thương mại quốc tế, Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 cũng quy định rằng thỏa thuận trọng tài “hoàn toàn độc lập” với hợp đồng chính. Theo đó, pháp luật điều chỉnh hợp đồng chính không nên được mặc định là pháp luật điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 không xác định rõ pháp luật nào sẽ là pháp luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài trong trường hợp nói ở phần đầu. Điều này khác với Quan Điểm của hệ thống pháp luật thông luật mà theo đó pháp luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là pháp luật điều chỉnh của thỏa thuận trọng tài trừ trường hợp có chứng cứ cho điều ngược lại; và