Nghị Định Mới Về Khu Công Nghiệp Ở Việt Nam

Ngày 28/5/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35 về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (Nghị Định 35/2022) thay thế Nghị Định 82/2018 về cùng vấn đề (Nghị Định 82/2018). Nghị Định 35/2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2022.

Nghị Định 35/2022 đưa ra một số thay đổi đáng kể so với Nghị Định 82/2018, được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý tinh giản hơn cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các dự án KCN.

PHÂN TÍCH CHI TIẾT NGHỊ ĐỊNH 31/2021 HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ 2020

Ngày 26 tháng 3 năm 2021, Chính Phủ ban hành Nghị Định 31 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2020 (Nghị Định 31/2021). Nghị Định 31/2021 có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị Định 118/2015 hướng dẫn Luật Đầu Tư 2014 và các văn bản khác có liên quan. Nghị Định 31/2021 cung cấp một số điểm mới đáng chú ý so với Nghị Định 118/2015 và các văn bản có liên quan khác. Bài viết này sẽ bình luận chi tiết về những điểm mới này như dưới đây.

Bài viết này được viết bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Hoàng Thị Thanh Thùy.

Vui lòng tải bài viết tại Đây.

Các quy định mới theo Luật Đầu Tư, Luật Doanh Nghiệp, Luật Điện Lực, Luật Nhà Ở và các luật khác

Ngày 11 tháng 1 năm 2022, Quốc Hội đã thông qua luật mới sửa đổi 09 luật, bao gồm Luật Đầu Tư Công, Luật Đầu Tư Theo Phương Thức Đối Tác Công Tư, Luật Đầu Tư, Luật Nhà Ở, Luật Đấu Thầu, Luật Điện Lực, Luật Doanh Nghiệp, Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt, và Luật Thi Hành Án Dân Sự (Luật 03/2022). Luật 03/2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2022. Bài viết này sẽ thảo luận một số điểm mới nổi bật của Luật 03/2022.

1) Luật Doanh Nghiệp 2020

Sửa đổi thuật ngữ “thành viên Hội Đồng Thành Viên” thành “thành viên công ty”

Như đã đề cập trước đây, Luật Doanh Nghiệp 2020 (Điều 49 và Điều 50) chỉ quy định về quyền của thành viên Hội Đồng Thành Viên, không quy định quyền của thành viên Công Ty TNHH. Nhiều quyền của thành viên Hội Đồng Thành Viên nên là quyền của thành viên Công Ty TNHH, như quyền mua phần vốn góp mới tăng thêm hoặc nhận cổ tức do Công Ty TNHH trả. Việc sửa đổi thuật ngữ “thành viên Hội Đồng Thành Viên” thành “thành viên công ty” tại Điều 49 và Điều 50 đã giải quyết thành công vấn đề này, mặc dù trong các quy định khác, Luật Doanh Nghiệp 2020 vẫn không phân biệt vị trí thành viên Công Ty TNHH và thành viên Hội Đồng Thành Viên của Công Ty TNHH.

Tuabin gió trên biển là động sản hay bất động sản theo pháp luật Việt Nam?

1) Giới thiệu

Các tuabin gió của một dự án điện gió trên biển (Dự Án Điện Gió Trên Biển) bao gồm hai loại chính: móng cố định và móng nổi. Cả hai loại này được cố định với đáy biển tương ứng bằng móng hoặc bằng neo. Pháp luật Việt Nam không có quy định hoàn toàn rõ ràng rằng liệu các tuabin gió của Dự Án Điện Gió Trên Biển nên được coi là bất động sản hay động sản. Điều này là vì không rõ liệu đáy biển nơi các tuabin gió trên biển được gắn vào có thể được coi là “đất đai” theo pháp luật Việt Nam hay không.

Việc phân loại tuabin gió trên biển là động sản hay bất động sản có thể có tác động pháp lý đáng kể đến một Dự Án Điện Gió Trên Biển. Ví dụ,