Hợp Đồng Mua Bán Điện Trực Tiếp tại Việt Nam – Giới thiệu cơ bản

Trong Quy Hoạch Điện VIII (QHĐ VIII), cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đề xuất triển khai thí điểm. Cơ chế DPPA đem đến một hình thức bán điện mới cho các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, QHĐ VIII chưa có các thông tin cơ bản về việc cơ chế DPPA sẽ được triển khai theo như thế nào. Dù vậy, trước khi QHĐ VIII được ban hành, trong năm 2022, một dự thảo quyết định của Thủ Tướng (Dự Thảo Quyết Định) về việc thí điểm (Cơ Chế Thí Điểm) cơ chế DPPA được ban hành để lấy ý kiến. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu cấu trúc cơ bản của cơ chế DPPA và một số nội dung chính của DPPA.

Theo Cơ Chế Thí Điểm, cơ chế DPPA được thực hiện theo mô hình DPPA tài chính như sau:

Nghị định mới về Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân tại Việt Nam và So sánh với GDPR

Vui lòng bấm vào Đây để tải về bản pdf của bài viết

Vào ngày 17/04/2023, Chính Phủ ban hành Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị Định 13/2023). Nghị Định 13/2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi là văn bản pháp lý toàn diện đầu tiên điều chỉnh việc bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. So với dự thảo nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự Thảo Nghị Định), Nghị Định 13/2023 đã được cải thiện đáng kể để quy định các khía cạnh chính cần thiết để bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm phù hợp với Quy Định Chung Về Bảo Vệ Dữ Liệu (GDPR). Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ thảo luận về các vấn đề chính của Nghị Định 13/2023 đồng thời so sánh với Dự Thảo Nghị Định và GDPR. Bài viết này được thực hiện bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.

Góp ý về Dự thảo Luật Viễn Thông

Vui lòng bấm vào Đây để tải bản pdf của bản góp ý

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Viễn Thông mà chúng tôi mới được cung cấp gần đây. Các ý kiến đóng góp ý được soạn thảo bới Nguyễn Quang Vũ và Trịnh Phương Thảo.

1.         Dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây nên được loại bỏ khỏi Luật Viễn Thông

Dự thảo Luật Viễn Thông:

·         coi các dịch vụ trung tâm dữ liệu  và dịch vụ điện toán đám mây  là các dịch vụ viễn thông; 

·         yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây trong nước phải có giấy phép viễn thông;  và

CÁC VẤN ĐỀ TIỀM ẨN ĐỐI VỚI NGƯỜI SỞ HỮU TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM KHI TỔ CHỨC PHÁT HÀNH KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ

Việc thắt chặt tín dụng và các chiến dịch chống tham nhũng gần đây ở Việt Nam đã khiến nhiều tổ chức phát hành không thể thanh toán các khoản nợ trái phiếu  còn tồn đọng của mình. Theo một báo cáo gần đây, có khoảng 67 tổ chức phát hành trái phiếu chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu với số tiền chưa thanh toán là khoảng 3,7 tỷ USD. Người sở hữu trái phiếu, những người muốn thu hồi tiền gốc và tiền lãi cũng như được thực hiện các quyền của mình, có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về một số vấn đề sau: