Các ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo Nghị Định 35/2020 mới được soạn thảo một cách rộng và không có ngoại lệ (xem thêm tại Đây). Theo đó, nhiều giao dịch M&A, dù không có tác động hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về thông báo. Một quy trình thông báo có thể tốn thời gian và nỗ lực đáng kể do theo luật và trên thực tế, cơ quan quản lý cạnh tranh (NCC) có thẩm quyền rộng trong việc yêu cầu thêm thông tin hoặc các văn bản về các bên. Dưới đây là một số cấu trúc tiềm năng để vượt qua ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam. Rủi ro gắn liền với các cấu trúc này là các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể cho rằng các bên đã thực hiện một giao dịch để che giấu một giao dịch khác và do đó giao dịch đầu tiên không có hiệu lực. Việc không thông báo cho NCC có thể bị phạt từ 1% đến 5% tổng doanh thu tại Việt Nam của các bên.
Liên doanh không thành lập
Đối với một giao dịch liên doanh, thay vì thành lập một công ty liên doanh mới, các bên có thể xem xét tham gia vào một liên doanh không thành lập theo đó không có chủ thể mới được thành lập (ví dụ: Hợp Đồng Chia Sẻ Sản Xuất). Một liên doanh không được thành lập không thuộc các hình thức tập trung kinh tế phải tuân thủ thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam. Điều này là do Luật Cạnh Tranh 2018 chỉ áp dụng rõ ràng cho các liên doanh được thành lập chứ không phải các liên doanh chưa/không được thành lập.