ĐỊNH NGHĨA VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO LUẬT VIỆT NAM

Các quy định về ngân hàng của Việt Nam không đưa ra định nghĩa rõ ràng về cho thuê tài chính. Việc thiếu một định nghĩa rõ ràng có thể dẫn đến các rủi ro pháp lý không đáng có cho các bên tham gia giao dịch cho thuê xuyên biên giới (ví dụ: cho thuê máy bay). Ví dụ, nếu một hợp đồng thuê xuyên biên giới được xem là cho thuê tài chính, thì hợp đồng thuê đó có thể cần phải được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như một khoản vay nước ngoài.

Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010, hoạt động cho thuê tài chính được định nghĩa là (1) cấp tín dụng trung và dài hạn; (2) trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính; và (3) thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM

Dưới đây là một số vấn đề pháp lý trong việc chuyển nhượng các khoản nợ (Khoản Nợ) từ một tổ chức tín dụng (Bên Khởi Tạo) cho một công ty được phép kinh doanh mua bán nợ tại Việt Nam (Công Ty Mua Bán Nợ). Giao dịch Khoản Nợ giữa một tổ chức tín dụng và một tổ chức tín dụng có lợi cho tổ chức tín dụng để xử lý nợ xấu hoặc phát hành chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản:

·         Các tổ chức tín dụng được phép thương lượng lãi suất cho vay dựa trên cung cầu thị trường và tín nhiệm tín dụng mà không bị hạn chế lãi suất tối đa ngoại trừ một số trường hợp. Trong khi đó, lãi suất của khoản vay cấp bởi các tổ chức phi tín dụng phải tuân thủ mức lãi suất tối đa 20%/năm theo Bộ Luật Dân Sự 2015. Trên thực tế, lãi suất cho vay tiêu dùng khá cao và có thể cao hơn mức lãi suất tối đa 20%/năm. Nếu lãi suất của các Khoản Nợ cao hơn 20% mỗi năm, thì không rõ theo luật liệu Công Ty Mua Bán Nợ, khi sở hữu Khoản Nợ, có thể tiếp tục tính lãi suất như vậy hay không;

YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT HƠN VỀ TRANG WEB VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

Ngày 20/8/2018, Bộ Công Thương (BCT) đã ban hành Thông Tư 21/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông Tư 47 của BCT ngày 05/12/2014 về quản lý trang web thương mại điện tử (Thông tư 47/2014) và Thông tư 59 của BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 về quản lý hoạt động thương mại điện tử thông qua các ứng dụng trên thiết bị di động (Thông tư 59/2015). Dưới đây là một số quy định đáng chú ý của Thông Tư 21/2018.

Liên quan tới Thông tư 47/2014, Thông Tư 21/2018 đã sửa đổi, bổ sung như sau:

·         bãi bỏ danh mục các chủ thể yêu cầu phải thông báo về các trang web mua sắm trực tuyến của mình. Theo đó, Nghị Định 52/2013 yêu cầu mọi thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân thiết lập trang web thương mại điện tử phải thông báo các trang web đó tại cổng thông tin của BCT tại www.Online.Gov.Vn. Thông Tư 47/2014 chỉ yêu cầu một số chủ thể nhất định phải thông báo về các trang web này;

QUY ĐỊNH MỚI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Ngày 15/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2018, quy định chi tiết các nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH) áp dụng đối với lao động nước ngoài theo Luật BHXH năm 2014. Trước khi ban hành Nghị Định 143/2018, Luật BHXH 2014 chỉ quy định rằng người lao động nước ngoài sẽ “được” tham gia chương trình BHXH của Việt Nam từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Trong một thời gian dài, quy định mơ hồ này đã gây ra các vướng mắc về việc liệu việc đóng góp BHXH cho người lao động nước ngoài là bắt buộc hay tự nguyện. Nghị Định 143/2018 giờ đây chính thức xác nhận rằng việc này là bắt buộc. Cụ thể là,

·         Việc đóng BHXH sẽ được áp dụng cho cả người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động của họ nếu người lao động nước ngoài: (1) đang làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam; và (2) có (i) giấy phép lao động, hoặc (ii) chứng chỉ hành nghề, hoặc (iii) giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;