YÊU CẦU CẤP GIẤY PHÉP ĐỐI VỚI QUYỀN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FIES) THỰC HIỆN QUYỀN PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM

Trong một Bài Viết gần đây, chúng tôi đã phân tích khái niệm “bán buôn” và “bán lẻ” với tư cách là hai hình thức hoạt động theo các quy định liên quan đến hoạt động thương mại của các FIE tại Việt Nam. Từ khía cạnh thương mại, các hoạt động “phân phối” nên bao gồm việc mua hoặc nhập khẩu hàng hóa từ các nhà cung cấp để bán cho khách hàng. Vì vậy, nếu một FIE đã đăng ký ngành nghề kinh doanh phân phối (ví dụ, bán buôn hoặc bán lẻ), FIE đó sẽ mặc nhiên có thể nhập khẩu hàng hóa để bán trong trong phạm vi quyền phân phối của mình mà không phải tuân thủ thêm các yêu cầu cấp phép. Tuy nhiên, điều này có thể không hợp lý theo khía cạnh pháp lý bởi lẽ việc mua hàng hóa để bán ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài bởi một FIE được phân loại như hình thức mua bán khác và phải được cấp phép trước khi thực hiện. Theo quy định của Việt Nam,

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI LỰA CHỌN TRỌNG TÀI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Theo Luật Xây Dựng 2014, một tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dựng có thể được giải quyết thông qua hòa giải, bởi trọng tài thương mại hoặc tòa án “theo quy định của pháp luật”. Câu chữ mang tính tiêu chuẩn này dường như cho phép các bên tham gia tranh chấp xây dựng tại Việt Nam lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Thông Tư 26/2016 của Bộ Xây Dựng quy định rằng tranh chấp liên quan đến chất lượng công trình xây dựng sẽ được giải quyết theo các bước sau:

(1) thương lượng giữa các bên tranh chấp;

(2) thuê một tổ chức hoặc cá nhân có năng lực thực hiện đánh giá chất lượng của các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng, và đề xuất giải pháp khắc phục; và

(3) khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án.

ỦY QUYỀN BIỂU QUYẾT CỦA THÀNH VIÊN HĐQT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM

Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định rằng trong cuộc họp Hội đồng quản trị (HĐQT) của một công ty cổ phần (CTCP), một thành viên HĐQT có thể ủy quyền cho một người khác tham dự nếu việc ủy quyền đó được đa số thành viên HĐQT. Tuy nhiên, Luật Doanh Nghiệp 2014 không có quy định về khả năng thành viên HĐQT ủy quyền cho người khác biểu quyết thay cho thành viên HĐQT đó nếu HĐQT quyết định thông qua quyết định bằng văn bản.

Có thể lập luận rằng việc ủy ​​quyền để biểu quyết thông qua hình thức lấy ý kiến ​​bằng văn bản của các thành viên HĐQT được cho phép bởi vì:

KHÁI NIỆM BÁN BUÔN / BÁN LẺ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Nghị định 9/2018 đưa ra một cách tiếp cận mới về các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tại Việt Nam. Cụ thể, việc bán buôn hầu hết các mặt hàng không phải tuân thủ yêu cầu về Giấy Phép Kinh Doanh. Tuy nhiên, Nghị định 9/2018 vẫn không rõ ràng trong việc phân loại hoạt động bán buôn và bán lẻ. Việc định nghĩa rõ ràng hơn các khái niệm này là quan trọng bởi lẽ một FIE thực hiện các hoạt động bán lẻ phải xin cấp Giấy Phép Kinh Doanh từ Bộ Công Thương (BCT).

Theo Nghị định 9/2018,

·         “Bán buôn” là hoạt động bán hàng hóa cho (a) người bán buôn, (b) người bán lẻ và (c) các thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm các hoạt động bán lẻ;

·         “Bán lẻ” là hoạt động bán hàng hóa cho (a) cá nhân, (b) hộ gia đình, và (c) các tổ chức khác nhằm mục đích tiêu dùng.

Có một số vấn đề phát sinh từ các định nghĩa trên theo Nghị định 9/2018: