KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

Để đáp ứng nhu cầu thực tế của những người đang làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), thời gian gần đây, ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm khả năng kinh doanh dịch vụ lưu trú (ví dụ, khách sạn, condotel, officetel …) (Kinh Doanh Lưu Trú) trong các KCN.

Tuy nhiên, không có cơ sở pháp lý rõ ràng theo luật Việt Nam cho việc Kinh Doanh Lưu Trú được tiến hành trong KCN. Điều này là bởi:

a) Nghị Định 82/2018 về KCN nghiêm cấm dân cư sinh sống trong KCN, trừ người nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia được phép tạm trú tại doanh nghiệp trong KCN với một số điều kiện nhất định. Điển hình như:

i) Người tạm trú không ở cùng gia đình và người thân;

ii) Nơi ở tạm trú phải riêng biệt với khu sản xuất, văn phòng và đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng đối với nhà ở; doanh nghiệp phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài và cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, không ảnh hưởng đến hoạt động của KCN; và

Số lượng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có được tính đến khi xác định tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam không?

Luật Chứng Khoán 2019 không quy định rõ liệu số lượng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có được tính đến khi xác định một công ty có phải là công ty đại chúng hay không. Theo Luật Chứng Khoán 2019, một công ty cổ phần (Công Ty) sẽ được coi là công ty đại chúng nếu:

· Vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 30 tỷ đồng Việt Nam; và

· Ít nhất 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công Ty do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

Yêu cầu đầu tiên là rõ ràng và dễ hiểu. Tuy nhiên, không rõ yêu cầu thứ hai là:

(1) mối người trong số 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn đều phải nắm giữ cổ phiếu phổ thông; hoặc

(2) chỉ một số (nhưng không cần phải tất cả) nhà đầu tư trong số 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn có thể nắm giữ cổ phiếu phổ thông và phần còn lại trong số 100 nhà đầu tư này có thể nắm giữ cổ phiếu ưu đãi.

Các biện pháp mới để kiểm soát phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Trong tháng 1 năm 2022 này, ba văn bản pháp luật mới đã được ban hành liên quan đến việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, bao gồm:

· Nghị định 6 của Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 1 năm 2022 (Nghị Định 6/2022);

· Thông tư 1 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (Bộ TN&MT) ban hành và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 1 năm 2022 về ứng phó với biến đổi khí hậu (Thông Tư 1/2022); và

· Quyết định 1 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành danh mục các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính được ban hành và có hiệu lực từ ngày 18/01/2022 (Quyết Định 1/2022).

Các văn bản pháp luật này dường như là một bước để thực hiện cam kết của Việt Nam nhằm đạt được mức phát thải các-bon ròng vào năm 2050 tại COP26.

Thứ nhất, theo Quyết Định 1/2022, có 21 lĩnh vực và 1912 cơ sở (Cơ Sở Mục Tiêu) phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Danh sách này sẽ được xem xét lại hai năm một lần.

“Địa điểm trọng tài” và “nơi tiến hành phiên trọng tài” - Các thuật ngữ này có nghĩa là gì theo pháp luật Việt Nam?

Trong trọng tài quốc tế, việc xác định “Địa Điểm Trọng Tài” rất quan trọng bởi pháp luật của quốc gia nơi có địa điểm trọng tài sẽ thường điều chỉnh các thủ tục tố tụng trọng tài. Ngoài ra, các quy tắc trọng tài quốc tế còn phân biệt địa điểm trọng tài với Nơi Tiến Hành Phiên Trọng Tài là nơi thực tế diễn ra các phiên xét xử trọng tài. Tại Việt Nam, Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 chưa có định nghĩa rõ ràng về “địa điểm trọng tài” và “nơi tiến hành phiên trọng tài”.

Điều 3.8 của Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 quy định:

Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó”