Bình luận Luật Kinh Doanh Bất Động Sản mới 2023 – Phần 2

Vui lòng tải phiên bản pdf tại Đây.

Bài viết này tiếp tục thảo luận về những thay đổi mới của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2023. Xem Phần 1 của bài bình luận tại Đây.

Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Hoàng Dương  và Nguyễn Bích Ngọc, và được Nguyễn Quang Vũ biên tập.

1.         Hạn chế mới trong việc thu tiền đặt cọc mua bất động sản hình thành trong tương lai

Theo Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2023, chủ đầu tư dự án chỉ được phép thu từ người mua một khoản đặt cọc không quá 5% giá bán cho bất động sản tương ứng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh. Luật còn yêu cầu hợp đồng đặt cọc quy định rõ giá bán và diện tích của bất động sản hình thành trong tương lai. Bất động sản hình thành trong tương lai theo hợp đồng đặt cọc phải đáp ứng các điều kiện để được bán theo quy định của pháp luật. Có thể thấy việc thu tiền đặt cọc được coi là đưa bất động sản hình thành trong tương lai được đặt cọc vào kinh doanh.

Tư Cách Chủ Nợ Có Bảo Đảm Một Phần Theo Luật Phá Sản 2014

Theo Luật Phá Sản 2014, các chủ nợ của doanh nghiệp phá sản bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng, chủ nợ có bảo đảm một phần có thể được coi là một nhóm chủ nợ riêng biệt và có các quyền riêng trong thủ tục phá sản.

Theo Luật Phá Sản 2014,

·         chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có quyền yêu cầu doanh nghiệp phá sản có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba; và

Hiệu Lực của Đơn Từ Chức HĐQT trong Công Ty Cổ Phần tại Việt Nam

Từ tháng 1 năm 2021, theo Luật Doanh Nghiệp 2020, nếu một thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) nộp đơn xin từ chức thành viên HĐQT công ty cổ phần (CTCP), người đó không được thôi làm thành viên HĐQT cho đến khi được chấp thuận bởi Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) của CTCP có liên quan. Để hạn chế các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh từ quy định này, một CTCP có thể xem xét quy định rằng ĐHĐCĐ phải miễn nhiệm một thành viên HĐQT khi người đó nộp đơn xin từ chức. Ngoài ra, thành viên HĐQT từ chức nên ủy quyền cho một người khác thích hợp cho đến khi thành viên đó chính thức bị miễn nhiệm.

Hậu Quả Của Việc Vi Phạm Cam Đoan Và Bảo Đảm Theo Pháp Luật Việt Nam

Giới thiệu

Như đã trình bày chi tiết ở bài viết trước, theo quan điểm của chúng tôi, các cam đoan và bảo đảm (bảo đảm) nên cấu thành nghĩa vụ của người đưa ra các cam đoan và bảo đảm đó theo pháp luật Việt Nam. Các cam đoan và bảo đảm có thể hàm ý nghĩa vụ của người đưa ra chúng (Người Bảo Đảm) đảm bảo rằng các dữ kiện và vấn đề đã nêu là đúng sự thật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thử xem xét hậu quả của việc vi phạm các cam đoan và bảo đảm theo pháp luật Việt Nam. Như được bàn luận kỹ hơn bên dưới, tùy thuộc vào ngữ cảnh, việc vi phạm bảo đảm có thể dẫn đến: