Nghị Định 35/2020 - Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam

Trong đợt bùng phát Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một nghị định quan trọng để thi hành Luật Cạnh Tranh 2018. Trong nhiều nội dung mới, Chính Phủ đã đưa ra một bộ ngưỡng thông báo tập trung kinh tế (gần như) mới hoàn toàn. Đáng tiếc là, giống như các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trong thời gian Covid-19, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có khả năng nới rộng khoảng cách pháp lý giữa các bên tham gia các thỏa thuận M&A tại Việt Nam, đặc biệt là các giao dịch do các tập đoàn lớn thực hiện.

Theo Luật Cạnh Tranh 2004 cũ, Chính phủ chỉ áp dụng ngưỡng "thị phần” để xác định xem việc thông báo tập trung kinh tế có cần thực hiện hay không. Do sự không rõ ràng và khó khăn trong việc xác định thị phần trong thực tế, chỉ có một vài thỏa thuận M&A phải nộp đơn thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh Tranh 2004 cũ. Bây giờ, điều đó không còn đúng nữa. Ngoài ngưỡng thị phần cũ, Nghị định 35/2020 còn đưa ra hai ngưỡng mới (ví dụ: ngưỡng "giá trị chủ thể" và ngưỡng “giá trị giao dịch”) mà không có ngoại lệ. Bất kỳ “tập trung kinh tế” nào thỏa mãn bất kỳ một trong ba ngưỡng riêng biệt và độc lập sẽ cần phải được thông báo tới Ủy Ban Cạnh Tranh Quốc Gia (NCC) chưa được thành lập. Có thể nói NCC hiện có lẽ có nhiều ngưỡng thông báo tập trung kinh tế hơn so với các cơ quan cạnh tranh ở EU (một), Mỹ (hai) và Trung Quốc (một), đấy là một dấu hiệu không tốt cho luật sư M&A tại Việt Nam.

Nghị Định 35/2020 - Khái niệm kiểm soát trong các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam

Khái niệm kiểm soát rất quan trọng trong các quy định mới về kiểm soát tập trung kinh tế mới theo Luật Cạnh Tranh 2018 và Nghị Định 35/2020. Cụ thể, tập trung kinh tế dưới hình thức mua lại doanh nghiệp sẽ phát sinh nếu công ty mua lại giành quyền kiểm soát công ty bị mua lại. Ngoài ra, khái niệm kiểm soát cũng được sử dụng để xác định xem một công ty có phải là công ty liên kết của một công ty khác hay không khi áp dụng Ngưỡng Giá Trị Chủ Thể theo quy định về thông báo tập trung kinh tế.

Nghị định 35/2020, doanh nghiệp mua lại thiết lập quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp bị mua lại hoặc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:

doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;

Đăng ký thế chấp chứng khoán đại chúng tại Tổng Công Ty Lưu Ký và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam

Theo Luật Chứng Khoán mới năm 2019, Tổng Công Ty Lưu Ký và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam (VSDCC) sẽ thay thế cho Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam hiện nay và sẽ có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm (như cầm cố hoặc thế chấp) đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSDCC (chứng khoán đại chúng). Hiện nay, biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đại chúng được đăng ký tại NRAST, một cơ quan thuộc Bộ Tư Pháp. Mặc dù chưa rõ ràng, việc đăng ký thế chấp chứng khoán đại chúng dường như sẽ được thực hiện tại VSDCC thay vì đăng ký tại NRAST. Việc đăng ký các biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đại chúng tại VSDCC sẽ phụ thuộc vào hướng dẫn của Chính Phủ. Tuy nhiên, việc thay đổi về quyền hạn mới của VSDCC có thể phát sinh một số vấn đề như sau:

Phân loại ngành nghề kinh doanh theo VSIC và CPC Tạm Thời

Theo các biểu mẫu hiện hành áp dụng cho các thủ tục đầu tư để xin cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư hoặc đăng ký mua lại cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài và công ty mục tiêu phải kê khai ngành nghề kinh doanh của công ty mục tiêu theo cả Hệ Thống Phân Loại Ngành Kinh Tế Việt Nam (VSIC) và Hệ Thống Phân Loại Sản Phẩm Trung Tâm Tạm Thời (CPC Tạm Thời). VSIC dựa trên Hệ Thống Phân Loại Ngành Kinh Tế Quốc Tế, không phải CPC Tạm Thời. Do đó, có thể có một số khác biệt giữa phạm vi của các dịch vụ theo VSIC và theo CPC Tạm Thời. Nói cách khác, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể phải đối mặt với vấn đề trong đó phạm vi của một nhóm theo một hệ thống phân loại có thể không nằm trong nhóm tương ứng theo hệ thống phân loại khác.

Trong những trường hợp như vậy, sẽ là hợp lý để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định chỉ tuân thủ theo một hệ thống phân loại. Ví dụ, một nhà đầu tư Nhật Bản cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị chiếu sáng điện có thể phân loại ngành nghề của họ thành (i) “Sửa chữa thiết bị điện” (VSIC 3314); và (ii) “Dịch vụ sửa chữa đồ cá nhân và hộ gia đình” (CPC 6330). Nếu nhà đầu tư muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị điện, thì nhà đầu tư đó không cần phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Điều này là do: