ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ KHI THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Về cơ bản, ngoại trừ các chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và dầu khí, Luật Đầu tư 2014 sẽ việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài. Điều này là bởi:

CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC XỬ LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thông tư 2/2017 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017 quy định về cơ chế phối hợp trong việc giải quyết các hồi sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài (cơ chế phối hợp). Theo đó, khi một nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện thủ tục (Sở KHĐT). Vì vậy, các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế phối hợp này có thể cắt giảm đáng kể khối lượng công việc liên quan đến cấp phép của nhà đầu tư nước ngoài so với các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp riêng rẽ trước đây (thủ tục riêng rẽ).

TỶ LỆ BIỂU QUYẾT TẠI CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG CTCP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Tỷ lệ biểu quyết 51% đối với các vấn đề thông thường trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần (CTCP) theo Luật Doanh Nghiệp 2014 là một thay đổi lớn so với quy định của Luật Doanh Nghiệp 2005 khi quy định mức biểu quyết là 65%. Tuy nhiên, nếu một CTCP được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp 2005 và tuân theo nguyên tắc biểu quyết của luật này, thì CTCP đó sẽ cần phải sửa đổi điều lệ của của mình để được áp dụng tỷ lệ biểu quyết thấp hơn theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Và việc sửa đổi đó vẫn cần tuân thủ tỷ lệ biểu quyết 75% đối với các vấn đề quan trong như quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2005.

TIẾN HÀNH THỦ TỤC PHÁ SẢN MÀ KHÔNG CÓ SỰ HỢP TÁC CỦA DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN

Theo Luật Phá Sản 2014, về cơ bản, các chủ nợ của một doanh nghiệp phá sản có thể tiến hành thủ tục phá sản để thanh lý tài sản mà không cần có sự hợp tác của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, có những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản. Những khó khăn đó bao gồm:

  • Doanh nghiệp phá sản có thể yêu cầu thương lượng trực tiếp với các chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (chủ nợ nộp đơn yêu cầu). Thời gian thương lượng không quá 20 ngày.
  • Doanh nghiệp phá sản có thể từ chối cung cấp các tài liệu và thông tin cần thiết  cho việc thực hiện thủ tục phá sản. Ví dụ, doanh nghiệp phá sản có thể từ chối cung cấp các tài liệu cần thiết để chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tòa án hoặc thực hiện kiểm kê tài sản doanh nghiệp. Luật Phá Sản 2014 không quy định thủ tục cụ thể yêu cầu doanh nghiệp phá sản phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết.
  • Doanh nghiệp phá sản có thể từ chối tham gia hội nghị chủ nợ. Luật Phá Sản 2014 không quy định doanh nghiệp phá sản phải tham gia hội nghị chủ nợ. Vì vậy, sự tham gia của doanh nghiệp phá sản không cản trợ hội nghị chủ nợ diễn ra.
  • Doanh nghiệp phá sản được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát củaQuản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và tuân thủ một số hạn chế nhất định.Điều này cho thấy rằng việc giám sát của các chủ thể trên có thể bảo đảm lợi ích của các chủ nợ.
  • Không có sự ưu tiên về quyền lợi giữa khoản nợ của cổ đông với khoản nợ của các chủ nợ trong doanh nghiệp phá sản. Do đó, có rủi ro là cổ đông của doanh nghiệp phá sản sẽ có quan điểm khác với các chủ nợ khác và gây trở ngại cho thủ tục phá sản.
  • Doanh nghiệp phá sản có thể khiếu nại quyết định tại Hội nghị chủ nợ.