Thay Đổi Đối Với Quy Định Về Chào Mua Công Khai Tại Việt Nam - Các Trường Hợp Phải Chào Mua Công Khai

Bảng dưới đây liệt kê các trường hợp theo đó các quy định chào mua công khai áp dụng đối với một công ty cổ phần đại chúng (công ty mục tiêu) sẽ được kích hoạt theo Luật Chứng Khoán 2006 và Luật Chứng Khoán 2019 (xem thêm thảo luận tại Đây):

Nghị định mới về xử phạt trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Vào tháng 9 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 75/2019 quy định về xử phạt hành chính đối với các vi phạm luật cạnh tranh mới của Việt Nam. Nghị Định 75/2019 quy định chi tiết vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm vi phạm về (a) các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (b) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; (c) tập trung kinh tế; và (d) cạnh tranh không lành mạnh. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý trong Nghị Định 75/2019:

· Mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh tăng từ 200 triệu đồng lên 2 tỷ đồng;

· Mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế đã giảm từ 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm xuống còn 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan;

· Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối hoặc cung ứng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định hiện bị coi là vi phạm các quy định cạnh tranh;

Cấu trúc hợp đồng cho quản lý cấp cao tại Việt Nam - Phần 2

Khi một công ty thuê một quản lý cấp cao, công ty thường muốn (1) thuê người quản lý chỉ trong một thời hạn xác định, và (2) có thể linh hoạt trong việc sa thải người quản lý cấp cao nếu người đó không thể hiện được như kỳ vọng.  Tuy nhiên, theo Bộ Luật Lao Động 2012, một hợp đồng có thời hạn được giới hạn trong ba năm, và để sa thải hoặc thay đổi công việc của một người lao động, người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt khác nhau.

Để khắc phục những hạn chế này, người sử dụng lao động có thể nêu rõ trong hợp đồng lao động với người quản lý cấp cao rằng người quản lý cấp cao được tuyển dụng để làm việc cho hai công việc khác nhau. Hai công việc này là:

· Công việc cấp cao mà người lao động được tuyển dụng để thực hiện. Người quản lý cấp cao sẽ được hưởng lương và các lợi ích liên quan đến công việc cấp cao đó; và

Cấu trúc hợp đồng cho Quản lý cấp cao tại Việt Nam - Phần 1

Một hợp đồng lao động tốt cho một vị trí cấp cao, giống như bất kỳ hợp đồng lao động nào khác, là hợp đồng có thể cân bằng giữa nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động. Một nhân viên cấp cao thường tìm kiếm mức lương hấp dẫn, các ưu đãi, lợi ích, trong khi các vấn đề như không cạnh tranh và bảo mật là mối quan tâm chính của người sử dụng lao động. Mặt khác, cả hai bên có thể muốn một số điều tương tự trong hợp đồng lao động, ví dụ, hợp đồng dài hạn (thời hạn xác định hoặc không xác định), khả năng chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do, bồi thường cho việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, v.v. .

Thật không may là luật lao động Việt Nam có một số hạn chế nhất định hạn chế các bên, đặc biệt là phía người sử dụng lao động trong việc xác lập một hợp đồng lao động có thể phản ánh chính xác nhu cầu thương mại của mình. Điều này là do Bộ Luật Lao Động 2012 được soạn thảo theo hướng có lợi cho phía người lao động do quan điểm của Nhà nước cho rằng người lao động là bên yếu thế hơn trong mối quan hệ lao động.