Quan điểm của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Việt Nam về các khoản vay vượt quá phạm vi đại diện của doanh nghiệp

Vào tháng 9 năm 2019, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã đưa ra một Quan Điểm quan trọng tới các tòa án cấp dưới về cách giải quyết một thỏa thuận cho vay của bên vay không có những chấp thuận nội bộ doanh nghiệp phù hợp. Quan điểm liên quan đến bên vay là một công ty trách nhiệm hữu hạn đã không được Hội Đồng Thành Viên chấp thuận cho khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, quan điểm trên nhìn chung có thể được áp dụng cho cả bên vay là các công ty cổ phần. Quan điểm của Tòa Án không phải là luật. Nhưng nó vẫn có thể giúp bên cho vay trong việc bảo vệ các khoản cho vay của họ trong trường hợp bên vay là doanh nghiệp muốn thoát khỏi các khoản vay trên cơ sở các khoản vay đó không có các chấp thuận nội bộ doanh nghiệp phù hợp.

Đối với khoản vay được ký bởi người đại diện theo pháp luật của công ty nhưng chưa được cơ quan có liên quan của công ty chấp thuận (một khoản vay vượt quá phạm vi đại diện), nói chung, tòa án vẫn nên coi công ty là bên vay và bị ràng buộc bởi hợp đồng cho vay nếu:

Miễn Trừ Chào Mua Công Khai Theo Luật Chứng Khoán 2019

Theo Luật Chứng Khoán 2019, liên quan đến một công ty cổ phần đại chúng (công ty mục tiêu), những chủ thể rơi vào các trường hợp phải chào mua công khai không phải thực hiện chào mua công khai trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể:

· Trường Hợp 1: Mua cổ phiếu mới phát hành, dẫn đến quyền sở hữu đạt đến giới hạn bắt buộc chào mua công khai, theo phương án phát hành đã được Đại Hội Đồng Cổ Đông của công ty mục tiêu thông qua.

· Trường Hợp 2: Nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, dẫn đến quyền sở hữu đạt đến giới hạn bắt buộc chào mua công khai, như đã được thông qua bởi Đại Hội Đồng Cổ Đông của công ty mục tiêu. Trong trường hợp này, Đại Hội Đồng Cổ Đông phải xác định rõ đối tượng chuyển nhượng và đối tượng nhận chuyển nhượng.

Thay Đổi Đối Với Quy Định Về Chào Mua Công Khai Tại Việt Nam - Các Trường Hợp Phải Chào Mua Công Khai

Bảng dưới đây liệt kê các trường hợp theo đó các quy định chào mua công khai áp dụng đối với một công ty cổ phần đại chúng (công ty mục tiêu) sẽ được kích hoạt theo Luật Chứng Khoán 2006 và Luật Chứng Khoán 2019 (xem thêm thảo luận tại Đây):

Nghị định mới về xử phạt trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Vào tháng 9 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 75/2019 quy định về xử phạt hành chính đối với các vi phạm luật cạnh tranh mới của Việt Nam. Nghị Định 75/2019 quy định chi tiết vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm vi phạm về (a) các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (b) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; (c) tập trung kinh tế; và (d) cạnh tranh không lành mạnh. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý trong Nghị Định 75/2019:

· Mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh tăng từ 200 triệu đồng lên 2 tỷ đồng;

· Mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế đã giảm từ 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm xuống còn 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan;

· Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối hoặc cung ứng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định hiện bị coi là vi phạm các quy định cạnh tranh;