NHẬN DIỆN CỔ ĐÔNG LỚN TRONG MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Theo quy định của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010,

·         Cổ đông lớn của một ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (Ngân Hàng VN) là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Ngân Hàng VN. Sở hữu gián tiếp được định nghĩa là một tổ chức hoặc các nhân sở hữu vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần của một tổ chức tín dụng thông qua một người liên quan hoặc quỹ đầu tư; và

·         Yêu cầu phải có chấp thuận của NHNN đối với “việc chuyển nhượng cổ phần bởi cổ đông lớn” hoặc “chuyển nhượng cổ phần dẫn tới một cổ đông lớn trở thành cổ đông nhỏ và ngược lại.”

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỶ LỆ SỞ HỮU CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Việc xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng thương mại Việt Nam (Ngân Hàng VN) là rất quan trọng, bởi vì:

·         Có sự khác biệt về giới hạn sở hữu nước ngoài áp dụng đối với từng loại nhà đầu tư nước ngoài trong một Ngân Hàng VN (xem tại Đây);

·         Tồn tại các yêu cầu khác nhau áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong một Ngân Hàng VN phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư đó. Ví dụ, một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 10% cổ phần trở lên phải (bao gồm nhưng không giới hạn) có xếp loại tính dụng quốc tế và phải có tổng tài sản từ 10 tỷ đô la Mỹ trở lên (đối với các nhà đầu tư là tổ chức tài chính) hoặc vốn điều lệ từ 1 tỷ đô la Mỹ trở lên (đối với các nhà đầu tư không phải là tổ chức tài chính);

GIỚI HẠN VAY NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Theo quy định của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010 (như được sửa đổi gần đây), ngân hàng phải chịu một số hạn chế khi cấp khoản vay hoặc các hình thức tín dụng khác cho bên vay, bao gồm:

(a) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng cho (1) một khách hàng và (2) một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá lần lượt là 15% và 25% vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Dư nợ tín dụng bao gồm (nhưng không giới hạn): (1) trái phiếu được phát hành bởi khách hàng hoặc người liên quan của họ, (2) khoản vay có bảo đảm được bảo lãnh bởi các tổ chức tín dụng khác, và (2) khoản vay có bảo đảm bởi tiền gửi tiết kiệm cá nhân. Dư nợ tín dụng không bao gồm (1) tín dụng cấp cho bên vay là một tổ chức tín dụng khác và (2) tín dụng cấp bởi nguồn vốn ủy thác của Chính Phủ hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Thủ Tướng Chính Phủ có thể quyết định bãi bỏ giới hạn này phụ thuộc vào giới hạn 400% vốn chủ sở hữu của ngân hàng;

QUY ĐỊNH MỚI VỀ NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Nghị định 126/2017 thay thế Nghị Định 59/2011 về cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà Nước đưa ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào Doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa (DNNN cổ phần hóa). Các yêu cầu mới (đặc biệt là yêu cầu về giá) gây ra nhiều khó khăn hơn cho nhà đầu tư chiến lược để có thể đáp ứng được. Cụ thể là,

·         DNNN cổ phần hóa phải quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chiến lược phải cam kết đầu tư trước thời điểm công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Theo quy định tại Nghị Định 59/2011, nhà đầu tư chiến lược có thể tùy ý quyết định việc đầu tư trước hoặc sau cuộc đấu giá công khai;