MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM

Dưới đây là một số vấn đề pháp lý trong việc chuyển nhượng các khoản nợ (Khoản Nợ) từ một tổ chức tín dụng (Bên Khởi Tạo) cho một công ty được phép kinh doanh mua bán nợ tại Việt Nam (Công Ty Mua Bán Nợ). Giao dịch Khoản Nợ giữa một tổ chức tín dụng và một tổ chức tín dụng có lợi cho tổ chức tín dụng để xử lý nợ xấu hoặc phát hành chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản:

·         Các tổ chức tín dụng được phép thương lượng lãi suất cho vay dựa trên cung cầu thị trường và tín nhiệm tín dụng mà không bị hạn chế lãi suất tối đa ngoại trừ một số trường hợp. Trong khi đó, lãi suất của khoản vay cấp bởi các tổ chức phi tín dụng phải tuân thủ mức lãi suất tối đa 20%/năm theo Bộ Luật Dân Sự 2015. Trên thực tế, lãi suất cho vay tiêu dùng khá cao và có thể cao hơn mức lãi suất tối đa 20%/năm. Nếu lãi suất của các Khoản Nợ cao hơn 20% mỗi năm, thì không rõ theo luật liệu Công Ty Mua Bán Nợ, khi sở hữu Khoản Nợ, có thể tiếp tục tính lãi suất như vậy hay không;

TIÊU CHUẨN MỚI ĐỂ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỘC LẬP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Nghị Định 71/2017 thay thế Thông Tư 121/2012 về quản trị doanh nghiệp của công ty cổ phần đại chúng (CTCP Đại Chúng) từ ngày 01/08/2017. Nghị Định 71/2017 không có tiêu chí riêng để một người trở thành thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập nhưng đề cập đến các tiêu chí theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Bảng dưới đây so sánh các tiêu chí cũ đối với một thành viên HĐQT độc lập trong một CTCP Đại Chúng với các tiêu chí mới theo Luật Doanh Nghiệp 2014. Mặc dù trong một số lĩnh vực, Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định các tiêu chí nghiêm ngặt hơn, Luật Doanh nghiệp 2014 có một số thiếu sót lớn (ví dụ, bao gồm thiếu sót trong việc loại trừ người quản lý của công ty liên kết hoặc người đại diện hoặc người có liên quan của cổ đông lớn trong CTCP Đại Chúng khỏi việc giữ chức vụ thành viên HĐQT độc lập của CTCP Đại Chúng).

Bài viết được đóng góp bởi Hà Thành Phúc, luật sư tập sự tại Venture North Law.

TRỞ NGẠI CHO VIỆC THÂU TÓM THÙ ĐỊCH TẠI VIỆT NAM

Xét đến sự thiếu rõ ràng của các Quy Định Về Chào Mua Công Khai và sự khó khăn trong việc thực thi các quy tắc đó trong thực tiễn, không quá khó khăn đối với nhà đầu tư trong việc tích lũy đáng kể cổ phần của một công ty cổ phần đại chúng (công ty mục tiêu) tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư này không được hậu thuẫn bởi Hội Đồng Quản Trị của công ty mục tiêu, thì nhà đầu tư không được hoan nghênh này có thể gặp khó khăn khi tham gia quản lý công ty mục tiêu ngay cả khi nhà đầu tư có thể nắm quyền kiểm soát của công ty mục tiêu ở cấp cổ đông. Điều này là bởi:

KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM VỀ PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN CỦA VIỆT NAM

Tại các hệ thống pháp luật khác, Phối Hợp Hành Động (Acting In Concert) về cơ bản được hiểu là sự hợp tác có chủ đích giữa hai hay nhiều bên để thực hiện việc kiểm soát một công ty niêm yết. Và quyền biểu quyết của những người được xem là phối hợp hành động sẽ có được cộng lại để tính xem liệu có cần thực hiện thủ tục công bố và/hoặc chào mua công khai bắt buộc hay không. Quy định về chứng khoán của Việt Nam không dự trù và quy định một cách rõ ràng khái niệm “phối hợp hành động”. Bởi vậy, ở Việt Nam việc những người không phải người liên quan theo luật có thể kết hợp phiếu biểu quyết của mình để kiểm soát (hoặc tác động tới việc kiểm soát) một công ty đại chúng mà không phải công bố hoặc thực hiện chào mua công khai là khá phố biến. Thực tế này có thể gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư đại chúng, những người không nắm được các thay đổi tiềm ẩn về quyền kiểm soát công ty đại chúng.