GIAO DỊCH GIỮA SABECO VÀ THAIBEV – XÁC NHẬN “CHÍNH THỨC” VỀ CẤU TRÚC GIAO DỊCH CHUNG

Giao dịch giữa Sabeco và ThaiBev được CÔNG BỐ vào ngày thứ hai vừa qua (18/12/2017) đã chính thức trở thành giao dịch thâu tóm lớn nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Theo thông tin từ Báo Chí, cấu trúc giao dịch (xem ảnh minh họa dưới đây) có liên quan tới việc Vietnam Beverage thâu tóm 53.59% cổ phần tại Sabeco. Vietnam Beverage được sở hữu toàn bộ bởi CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Tiếp theo đó, Thai Bev sở hữu gián tiếp 49% vốn của CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Nhìn nhận về vấn đề này, dường như Thai Bev đang đầu tư vào Sabeco bằng cách thiết lập một nhà đầu tư “nội địa” thông qua nhiều lớp công ty khác nhau.

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Theo quy định của Bộ Luật Lao Động 2012, hợp đồng lao động là một thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc có trả lương, điều kiện làm việc, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Một hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể thuộc một trong số các loại hợp đồng sau đây:

·         Hợp Đồng Mùa Vụ: một hợp đồng mùa vụ (hay hợp đồng đối với một công việc nhất định) là hợp đồng lao động với khoảng thời gian ít hơn 12 tháng;

·         Hợp Đồng Xác Định Thời Hạn: hợp đồng xác định thời hạn nghĩa là hợp đồng lao động với khoảng thoài gian từ đủ 12 tháng tới 36 tháng. Hợp đồng xác định thời hạn chỉ có thể được gia hạn một lần duy nhất. Sau đó, người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết Hợp Đồng Không Xác Định Thời Hạn (xem dưới đây); và

CÁC HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG BỞI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (DNNN) Ở VIỆT NAM

Không rõ là theo Luật Việt Nam liệu một DNNN có cần phải có Giấy phép kinh doanh để cung cấp dịch vụ gia công thương mại cho các công ty khác hay không. Theo quy định tại Nghị Định 23/2007 về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của DNNN, gia công thương mại được xem là một hoạt động liên quan tới mua bán hàng hóa. Vì vậy, về cơ bản, nếu một DNNN muốn tham gia vào lĩnh vực gia công thương mại, DNNN đó sẽ cần có Giấy phép kinh doanh.

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỀ TỘI HỐI LỘ Ở VIỆT NAM

Điều 354 của Bộ Luật Hình Sự 2015 đặt ra trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhận hối lộ, nhận hối lộ được định là hành vi, bao gồm nhưng không giới hạn, của một người nắm giữ chức vụ hoặc “quyền hạn” và trực tiếp hay gián tiếp nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác:

·         tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu VNĐ trở lên (khoảng 100 đô la Mỹ); và

·         lợi ích phi vật chất

với ý định lợi dụng vị trí hoặc quyền hạn của người đó để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Bộ Luật Hình Sự 1999 chỉ coi là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là của hối lộ.

Mặc dù án lệ không được coi là luật ở Việt Nam và không dễ dàng để tiếp cận một cách công khai, có nhiều bình luận khác nhau về tội hối lộ đã chỉ ra cấu thành của tội nhận hối lộ gồm một số yếu tố sau đây: