TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA LUẬT SƯ ĐỐI VỚI VIỆC KHÔNG TỐ GIÁC CÁC TỘI PHẠM ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Theo Điều 19.3 của Bộ Luật Hình Sự 2015 của Việt Nam, nếu một người bào chữa, trong quá trình bảo vệ cho bị cáo, biết rõ tội phạm đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện hoặc đang được chuẩn bị thực hiện bởi bị cáo đó, người bào chữa sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc không tố giác tội phạm đó với cơ quan có thẩm quyền trừ trường hợp tội phạm đó là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia. Đây dường như là một phiên bản cấp thấp của Đặc Quyền Luật Sư và Thân Chủ (Attorney-Client Privilege) trong một số hệ thống pháp luật khác. Bộ Luật Hình Sự 1999 trước đây không quy định rõ ràng việc miễn trừ trách nhiệm nhiệm hình sự của người bào chữa đối với việc không tố giác tội phạm. Quyền được miễn trừ của người bào chữa theo Điều 19.3 được đưa ra lần đầu trong Bộ Luật Hình Sự 2015. Khi áp dụng Điều 19.3 trong trường hợp liên quan tới trách nhiệm hình sự của công ty, những điểm sau nên được lưu ý:

HƯỚNG DẪN MỚI VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG GIẢI QYẾT TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Ngày 15 tháng 5 năm 2018, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị Quyết 3 về thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu (Nghị Quyết 3). Nghị Quyết 3 là văn bản thi hành Nghị Quyết 42 của Quốc Hội về nợ xấu (Nghị Quyết 42). Nghị Quyết 3 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2018 và sẽ hết hiệu lực khi Nghị Quyết 42 hết hiệu lực vào tháng 8 năm 2022. Nghị Quyết 3 sẽ áp dụng với các yêu cầu (1) được tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 1 tháng 7 năm 2018 nhưng chưa được đưa ra xét xử; và (2) đã được thụ lý trong thời gian Nghị Quyết 3 có hiệu lực thi hành nhưng vẫn đang giải quyết khi Nghị quyết này hết hiệu lực. Nghị Quyết 3 không được áp dụng để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Nghị Quyết 42 cho phép các tranh chấp liên quan tới tài sản bảo đảm của nợ xấu được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Nghị Quyết 3 quy định chi tiết thêm rằng:

CHUYỂN NHƯỢNG CAM KẾT KHOẢN VAY GIỮA CÁC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

Quy định về ngân hàng của Việt Nam không có cơ chế rõ ràng về việc chuyển nhượng cam kết khoản vay giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Cụ thể là,

·         Theo Thông Tư 9/2015 của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) về mua, bán nợ, mua, bán nợ được định nghĩa là việc chuyển giao “quyền đòi nợ” phát sinh từ nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (NH Gốc) cho bên mua nợ có thể là ngân hàng hoặc không phải là ngân hàng. Định nghĩa về nợ theo Thông Tư 09/2016 không bao gồm cam kết khoản vay khi một ngân hàng chỉ cam kết cho bên vay vay tiền nhưng chưa thực tế chưa giải ngân khoản vay. Vì vậy, mọi cơ chế mua bán nợ theo quy định của Thông Tư 9/2015 không được áp dụng trực tiếp cho việc chuyển nhượng cam kết khoản vay.

TIẾP NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam, nếu một nhà đầu tư bất động sản (Nhà Đầu Tư) không thể Có Được Một Diện Tích Đất Thông Qua Các Phương Án Phổ Biến để thực hiện dự án đầu tư của mình, Nhà Đầu Tư có thể cân nhắc việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một người sử dụng đất trong nước. Theo cấu trúc của hợp đồng BCC, các bên không thành lập pháp nhân nhưng hợp tác với nhau sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình (bao gồm cả quyền sử dụng đất) để thực hiện việc kinh doanh. Trong trường hợp này, bên có quyền sử dụng đất (Người Sử Dụng Đất) vẫn bảo lưu quyền đối với đất mà không chuyển nhượng cho Nhà Đầu Tư, tuy nhiên Nhà Đầu Tư có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất (gọi chung là GCN quyền sở hữu). Có rủi ro là hợp đồng BCC có thể được xem hợp đồng cho thuê lại đất giữa người sử dụng đất và Nhà Đầu Tư. Tuy nhiên, cấu trúc hợp đồng BCC khá phổ biến trong thực tế và có cơ sở pháp lý nhất định cho cơ cấu này.

Các bước cơ bản để “có được” quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng BCC như sau: