CÁC PHÊ DUYỆT VÀ HỢP ĐỒNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI MỘT DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ (WIND FARM) TẠI VIỆT NAM

Dưới đây là danh sách các phê duyệt và hợp đồng chính cần thiết cho một dự án điện gió ở Việt Nam (Dự Án):

·         Giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh cho Dự Án để thực hiện đo gió;

·         Báo cáo kết quả đo gió cho Ủy ban nhân dân tỉnh;

·         Phê duyệt Nghiên Cứu Tiền Khả Thi của Dự Án;

·         Phê duyệt phần thiết kế cơ bản của Nghiên cứu khả thi của Dự án;

·         Chấp Thuận Chủ Trương cho Dự Án theo Luật Đầu Tư 2014;

·         Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư của Dự án theo Luật Đầu Tư 2014;

·         Ký Thỏa Thuận Đấu Nối, (2) Thỏa Thuận SCADA/EMS, (3) Thỏa thuận về hệ thống bảo vệ và chuyển tiếp tự động, và (4) Thỏa Thuận Mua Điện với EVN hoặc các công ty con của EVN;

·         Ký Thỏa Thuận Ký Quỹ Ký Quỹ với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh theo Luật Đầu Tư 2014;

GIẤY PHÉP VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Sau đây là danh sách không đầy đủ các giấy phép và yêu cầu về phòng cháy chữa cháy áp dụng cho một khu công nghiệp ở Việt Nam, đối tượng chịu sự giám sát về phòng chống cháy nổ và có nguy cơ gây cháy nổ.

1) Thẩm định thiết kế về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền trước khi bắt đầu xây dựng.

2) Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa công trình xây dựng vào hoạt động.

3) Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản của khu công nghiệp.

4) Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải có nội dung cơ bản được quy định tại Điều 5.1 của Thông tư 66/2014.  

5) Sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy.

6) Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bao gồm các tài liệu được liệt kê theo Điều 3.1 của Thông tư 66/2014, bao gồm nhưng không giới hạn biên bản kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy, nhật ký huấn luyện và quản lý thiết bị phòng cháy chữa cháy.

GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Sau đây là danh sách (không đầy đủ) các giấy phép và yêu cầu về môi trường mà một khu công nghiệp ở Việt Nam cần tuân thủ.

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (BCĐGTĐMT) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT).

2. Xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.

3. Quản lý chất thải nguy hại:

3.1. Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại

3.2. hợp đồng chuyển giao chất thải nguy với các tổ chức hoặc cá nhân được cấp phép quản lý chất thải nguy hại nếu khu công nghiệp không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý chất thải nguy hại;

3.3. chuẩn bị, sử dụng, lưu trữ và quản lý hồ sơ chất thải nguy hại và hồ sơ, tài liệu và nhật ký liên quan đến quản lý chất thải nguy hại trong 5 năm;

CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ VÀ CHỮ KÝ SỐ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Theo Luật Giao Dịch Điện Tử, chữ ký điện tử được định nghĩa là được tạo ra dưới dạng từ, chữ viết, chữ số, ký hiệu, âm thanh hoặc dưới dạng khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô ghích với thông điệp dữ liệu và có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự đồng ý của người đó với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Theo Điều 24.1 của Luật Giao Dịch Điện Tử, chữ ký điện tử của một cá nhân được gắn vào thông điệp dữ liệu sẽ có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký của cá nhân đó được gắn với một tài liệu bằng văn bản nếu:

· Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung của thông điệp dữ liệu; và