VIỆC SỬA ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ (GCNĐKĐT) CÓ CẦN THIẾT KHI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA LẠI MỘT CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Khi một nhà đầu tư nước ngoài thành lập  một công ty ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần (1) nộp hồ sơ  đăng ký cấp GCNĐKĐT cho dự án đầu tư (Dự Án), và (2) nộp hồ sơ  đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty dự án thực hiện dự án đầu tư (Công Ty Dự Án). Ngoài dự án đầu tư, GCNĐKĐT thường ghi nhận thông tin chi tiết về nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư ban đầu) và Công Ty Dự Án.

DỰ THẢO SỬA ĐỔI LUẬT ĐẦU TƯ 2014 MỚI NHẤT

Dự thảo sửa đổi Luật Đầu Tư 2014 mới nhất được trình lên Quốc Hội vào tháng 6 năm 2019 bao gồm một số điểm sau, bao gồm nhưng không giới hạn:

·           Luật Đầu Tư sẽ không áp dụng đối với các dự án PPP mà các dự án này sẽ được điều chỉnh bởi một luật riêng.

·           Điều kiện đầu tư không được chia thành hai nhóm (1) điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng cho hoạt động của dự án đầu tư và (2) điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các ngành/nghề có hạn chế tiếp cận thị trường.

·           Đề xuất định nghĩa về doanh nghiệp bị nước ngoài kiểm soát được loại bỏ (http://tinyurl.com/y2nl4ork). Theo đó, cơ chế liên quan đến các doanh nghiệp được coi là có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014 không thay đổi.  Điều này làm giảm đi đáng kể nỗi lo ngại cho các giao dịch dựa trên các định nghĩa hiện hành về doanh nghiệp được coi là có vốn đầu tư nước ngoài.

SỬA ĐỔI HẠN CHẾ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGOẠI TỆ TẠI VIỆT NAM

Ngày 29 tháng 3 năm 2019, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông Tư 3/2019 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông Tư 32 của NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2014 về hạn chế trong việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam (Thông Tư 32/2013 ). Thông Tư 3/2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 13 tháng 5 năm 2019.

Thứ nhất, một cách sơ lược, theo Pháp Lệnh Ngoại Hối, “trên lãnh thổ Việt Nam”, tất cả các giao dịch, thanh toán, định giá đều không được thực hiện bằng ngoại tệ, trừ khi được phép của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thường đưa ra khá hạn chế (và, theo quan điểm của chúng tôi là không hợp lý) về những giao dịch nào được coi là diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Hầu hết các trường hợp ngoại lệ cho hạn chế nêu trên được quy định trong Thông Tư 32/2013. Thông Tư 3/2019 mới đưa ra ngoại lệ cho các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng ngoại tệ để đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ trong các trường hợp sau:

· Khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

· Khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần hoặc phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp có vốn nhà nước đang trong quá trình thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; và

· Khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần hoặc phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đầu tư các doanh nghiệp khác đang trong quá trình thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG ĐỂ XỬ LÝ THẾ CHẤP CỔ PHẦN ĐỐI VỚI CÔNG TY DỰ ÁN TẠI VIỆT NAM

Đối với tài trợ dự án hoặc tài trợ thu hồi giới hạn ở Việt Nam, việc thế chấp cổ phần (hoặc vốn chủ sở hữu) của công ty dự án thường là một phần của gói giao dịch bảo đảm do có thể dễ dàng tạo lập và hoàn thành [việc đăng ký] thế chấp cổ phần. Mặc dù vậy, khi xuất hiện sự kiện xử lý bảo đảm và nếu bên vay hoặc công ty dự án không hợp tác, bên cho vay (thường là bên cho vay nước ngoài), muốn ngay lập tức tiếp nhận cổ phần thế chấp, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý thế chấp trên thực tế do cần hoàn thành các thủ tục cấp phép khác nhau để bán hoặc chuyển nhượng cổ phần thế chấp.

Nhờ sự linh hoạt của Luật Doanh Nghiệp 2014 và Luật Đầu Tư 2014, bên cho vay hiện nay có thể cân nhắc thực hiện một số biện pháp bổ sung để tăng khả năng xử lý thế chấp đối với cổ phần của một công ty dự án tại Việt Nam. Cụ thể là,

· Bên cho vay nước ngoài có thể yêu cầu công ty dự án phải có được một văn bản thường được gọi là “Chấp Thuận M&A” theo Điều 26 của Luật Đầu Tư 2014 có lợi cho bên cho vay nước ngoài trước. Không giống như Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư, một nhà đầu tư nước ngoài được cấp Chấp Thuận M&A không thực sự phải tuân theo quy định đầu tư. Ngoài ra. các thủ tục để có được Chấp Thuận M&A không yêu cầu phải nộp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho cơ quan có thẩm quyền.