Xác định nhóm công ty liên kết theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nhóm công ty liên kết là một khái niệm quan trọng trong các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam. Điều này có nguyên nhân từ việc khái niệm này được sử dụng để tính (1) ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có liên quan (ví dụ như thị phần, doanh thu, hoặc tổng tài sản). Tuy nhiên, Nghị Định 35/2020 lại có cách định nghĩa không rõ ràng thế nào là nhóm công ty liên kết. Cụ thể, Nghị Định 35/2020 định nghĩa một nhóm công ty liên kết là nhóm các công ty cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của “một hoặc nhiều công ty” trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung.

Định nghĩa về nhóm công ty liên kết theo các quy định của Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế có thể làm phát sinh một số vấn đề sau:

· Để xác định liệu một quan hệ liên kết có tồn tại hay không, Nghị Định 35/2020 đề cập đến sự kiểm soát của một hoặc nhiều công ty mẹ. Đây là cách tiếp cận không phổ biến bởi để xác định một mối quan hệ liên kết giữa hai công ty thì chỉ cần xác định một công ty mẹ duy nhất. Cả Luật Cạnh Tranh Của Liên Minh Châu Âu (Điều 5.4) và Luật Chống Độc Quyền Của Mỹ (định nghĩa về “person” ở Điều 801.1(a)(1)) sử dụng cách tiếp cận là chỉ có một công ty mẹ chi phối duy nhất.

Sửa đổi về giới hạn chi phí lãi vay theo Nghị Định 20/2017

Vào tháng 6 năm 2020, Chính Phủ ban hành Nghị Định 68/2020 sửa đổi các quy tắc về giới hạn chi phí lãi vay theo Nghị Định 20/2017. Theo Nghị Định 20/2017, tổng chi phí lãi vay được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của một công ty không được vượt quá 20% EBITDA của công ty đó. Hạn chế này đã tạo nên một làn sóng phản đối từ các doanh nghiệp Việt Nam bởi mục đích của Nghị Định 20/2017 là để điều chỉnh số thuế phát sinh từ các giao dịch liên kết mà không phải là để điều chỉnh chung về thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp không quy định về hạn chế chi phí lãi vay.

Để giải quyết một số khiếu nại về Nghị Định 20/2017, Nghị Định 68/2020 đưa ra các sửa đổi sau, trong số những sửa đổi khác:

· Chi phí lãi vay bị hạn chế được dựa trên tổng chi phí lãi vay thuần. Điều này có nghĩa là một công ty được phép khấu trừ thu nhập từ lãi vay khỏi tổng chi phí lãi vay trước khi tính hạn chế chi phí lãi vay.

MỘT SỐ ĐIỂM SỬA ĐỔI LUẬT XÂY DỰNG VIỆT NAM

Quốc Hội đã thông qua Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều của Luật Xây Dựng năm 2014 (Luật Xây Dựng 2020). Luật Xây Dựng 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 và có một số điểm đáng chú ý như sau.

1. Nghiên cứu tiền khả thi

Luật Xây Dựng 2020 ban hành các dự án mới phải lập nghiên cứu tiền khả thi (Nghiên Cứu Tiền Khả Thi). Cụ thể, các dự án phải lập Nghiên Cứu Tiền Khả Thi bao gồm:

· Dự án quan trọng quốc gia. Yêu cầu này cũng được quy định tại Luật Xây Dựng 2014. Tiêu chí xác định dự án quan trọng quốc gia được quy định tại Luật Đầu Tư Công 2019;

· Dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công. Luật Xây Dựng 2014 yêu cầu tất cả các dự án Nhóm A phải chuẩn bị Nghiên Cứu Tiền Khả Thi. Tiêu chí để xác định xem một dự án có phải là dự án nhóm A hay không được quy định tại Luật Đầu Tư Công 2019;

· Dự án PPP theo quy định về dự án PPP. Luật Xây Dựng 2014 không quy định cụ thể về yêu cầu chuẩn bị Nghiên Cứu Tiền Khả Thi của dự án PPP; và

· Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ Tướng Chính Phủ. Luật Xây Dựng 2014 không yêu cầu những dự án này phải chuẩn bị Nghiên Cứu Tiền Khả Thi. Theo Luật Đầu Tư 2020, Nghiên Cứu Tiền Khả Thi có thể được dùng để thay thế cho đề xuất dự án đầu tư.

Luật Xây Dựng 2020 quy định rằng nọi dung Nghiên Cứu Tiền Khả Thi, ngoài các nội dung khác, phải bao gồm đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Không có hướng dẫn thêm gì về những nội dung cấu thành một “đánh giá tác động môi trường sơ bộ”.

QUY ĐỊNH VỀ CHỮ KÝ SỐ TẠI VIỆT NAM

Thế giới đã chứng kiến bước tiến nhảy vọt trong các hoạt động thương mại điện tử và các hoạt động trực tuyến (họp trực tuyến, ký kết các hợp đồng điện tử, ký kết các nghị quyết điện tử) trước tình hình đại dịch Covid-19 toàn cầu và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Bài viết sẽ bàn luận về một vài đặc tính của chữ ký số và việc chứng thực chữ ký số theo luật pháp Việt Nam.

1) Nhìn chung, pháp luật Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp của hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử theo điều kiện luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, trên thực tế chữ ký số (trái với các dạng chữ ký điện tử thông thường khác) có thể được các bên đặc biệt yêu cầu vì tính bảo mật của loại chữ ký này. Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác (a) việc biến đổi này được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa và (b) sự toàn vẹn của nội dung thông điệp kể từ khi thực hiện sự biến đổi này (Điều 3.6, Nghị Định 130 của Chính Phủ ngày 27 tháng 9 năm 2018 hướng dẫn Luật Giao Dịch Điện Tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Nghị Định 130/2018))