DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ NHÀ NƯỚC GIỮ ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Nghị Định 94/2017 của Chính Phủ quy định danh mục hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền cung ứng. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp từ các thành phần tư nhân bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép cung ứng các hàng hóa, dịch vụ này tại Việt Nam trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định việc cung ứng.

Theo Nghị Định 94/2017, Nhà nước sẽ chỉ coi các hàng hóa hoặc dịch vụ là hàng hóa và dịch vụ Nhà nước độc quyền khi không có các nhà đầu tư khác quan tâm hoặc không có đủ năng lực cung ứng các hàng hóa, dịch vụ đó. Danh mục hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền bao gồm, nhưng không giới hạn:

·         Hàng hóa và dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sẽ quy định hướng dẫn cụ thể về các hàng hóa và dịch vụ này;

·         Vật liệu nổ công nghiệp;

·         Vàng miếng và vàng nguyên liệu;

·         Xổ số kiến thiết;

·         Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu;

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015 (BLDS 2015), năng lực pháp luật của chi nhánh bị hạn chế. Cụ thể là, chi nhánh không thể nhân danh chính mình giao kết hợp đồng bởi vì nó không phải là pháp nhân hay thể nhân tự nhiên. Bên cạnh đó, trong khi không hoàn toàn rõ ràng (xem phía dưới), có quan điểm cho rằng chi nhánh không còn khả năng đại diện cho công ty mẹ của mình. Vì vậy, không rõ là liệu một hợp đồng ký bởi chi nhánh với tư cách là đại diện cho công ty mẹ có giá trị pháp lý theo quy định mới của BLDS 2015 hay không. Điều này là bởi theo quy định của BLDS 2015,

·         Chỉ có thể nhân tự nhiên và pháp nhân mới có thể tự nhân danh chính mình giao kết hợp đồng;

·         Chỉ có thể nhân tự nhiên hoặc pháp nhân có thể trở thành người đại diện cho một người khác (thể nhân tự nhiên hoặc pháp nhân); và

·         BLDS 2005 đã từng quy định rằng chức năng của chi nhánh bao gồm chức năng đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên, quy định này đã bị loại bỏ khỏi BLDS 2015.

MUA CỔ PHIẾU TỪ MỘT CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM

Khi mua cổ phiếu niêm yết của một công ty cổ phần đại chúng (CTCP Đại Chúng) từ một cá nhân bán cổ phiếu thông qua tài khoản chứng khoán của người đó, người mua sẽ không phải xác định quyền bán của cá nhân đó đối với số cổ phần đã niêm yết theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 nếu:

·           cổ phiếu niêm yết không phải là nguồn thu nhập chính của người bán và vợ/chồng của người đó (nếu người bán đã kết hôn); và

·           người mua là một người mua ngay tình không biết và không phải biết rằng người bán đã kết hôn hoặc không có quyền bán số cổ phiếu niêm yết đó theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014.

ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ KHI THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Về cơ bản, ngoại trừ các chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và dầu khí, Luật Đầu tư 2014 sẽ việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài. Điều này là bởi: