QUY ĐỊNH MỚI VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 TẠI VIỆT NAM

Tháng 11 năm 2017, Quốc Họi đã thông qua nhiều sửa đổi bổ sung đối với Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010 (Luật TCTD Sửa Đổi). Khoảng hai phần ba Luật TCTD Sửa Đổi tập trung vào quy định về tái cơ cấu, giải cứu, và giải thể tổ chức tín dụng. Điều này có thể lý giải khoảng thời gian tương đối ngắn giữa ngày ban hành và ngày có hiệu lực của Luật TCTD Sửa Đổi. Luật TCTD Sửa Đổi có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2018, chưa đầy hai tháng kể từ thời điểm ban hành. Quốc hội thường để một luật có hiệu lực sau khoảng thời gian từ sáu tháng tới một năm. Điều này có vẻ như cho thấy nhận thức về sự cấp thiết của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) trong việc xử lý nhiều ngân hàng đã được NHNN giải cứu trong một số năm gần đây.

Bên cạnh các quy định về tái cơ cấu, giải cứu và giải thế tổ chức tín dụng, Luật TCTD Sửa Đổi đưa ra một loạt quy định khác nhằm cải thiện việc quản trị và vận hành của tổ chức tín dụng. Các sửa đổi, bổ sung này bao gồm:

NGHỊ ĐỊNH 9/2018 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ “CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN” CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FIE) TẠI VIỆT NAM

Ngày 15 tháng 1 năm 2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 9/2018 về mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp khác của các FIE. Nghị Định 9/2018 có hiệu lực ngay lập tức và thay thế Nghị Định 23/2007. Có một vài vấn đề pháp lý phát sinh từ Nghị Định 9/2018. Không may là hầu hết các vấn đề pháp lý này sẽ có thể làm cho việc hoạt động và đầu tư của các FIE trong các ngành nghề được quy định bởi Nghị Định 9/2018 trở lên khó khăn (đôi khi khó khăn hơn nhiều). Cụ thể là,

CÁC ĐIỀU KIỆN MỚI ĐỚI VỚI THƯƠNG NHÂN NHẬP KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM

Kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2018, Nghị Định 8/2018 đã đơn giản hóa các điều kiện để xin cấp giấy phép nhập khẩu xăng dầu cho các nhà phân phối trong nước theo quy định của Nghị Định 83/2014 như sau:

NGHỊ ĐỊNH 163/2017 VỀ DỊCH VỤ LOGISTIC TẠI VIỆT NAM

Nghị Định 163 của Chính Phủ về dịch vụ logistics được ban hành vào ngày 30 tháng 12 năm 2017 (Nghị Định 163/2017) sẽ có hiệu lực vào ngày 20 tháng 2 năm 2018 và thay thế Nghị Định 140 của Chính Phủ về dịch vụ logistics ngày 5 tháng 9 năm 2007 (Nghị Định 140/2017). Dưới đây là các thay đổi nổi bật trong Nghị Định 163/2017.

Nghị Định 163/2017 không còn yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện về có đủ trang thiết bị và nhân sự. Điều kiện đã từng được áp dụng đối với một số dịch vụ logistics, tuy nhiên theo quy định của Nghị Định 163/2017, nhà cung cấp dịch vụ logistics chỉ phải đáp ứng các điều kiện áp dụng đối với dịch vụ logistics mà họ cung cấp.

Nghị Định 163/2017 cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tự lựa chọn áp dụng các điều kiện đầu tư liên quan tới dịch vụ logistics tại các điều ước quốc tế trong trường hợp có nhiều điều ước quốc tế điều chỉnh.

Nghị Định 163/2017 phân loại các dịch vụ logistics theo biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, ngược lại, Nghị Định 140/2007 đưa ra cách phân loại riêng về các dịch vụ logistics nhưng lại không thống nhất với mô tả về các dịch vụ logistics theo Biểu Cam Kết WTO. Các điều kiện đầu tư và giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài được quy định tại Nghị Định 163/2017 nhìn chung thống nhất với Biểu Cam Kết WTO. Vì vậy, có thể dễ dàng so sánh Nghị Định 163/2017 với Biểu Cam Kết WTO.

Bảng dưới đây liệt kê giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các dịch vụ logistics theo quy định của Nghị Định 163/2017, ở một mức độ nhất định có sự so sánh với Nghị Định 140/2017: