CÁC YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT HƠN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Vào tháng 3 năm 2018, Chính phủ đã ban hành một Nghị Định mới (Nghị Định 40/2018) về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (BHĐC). Nghị Định 40/2018 có hiệu lực từ ngày 2 tháng 5 năm 2018 thay thế cho cho Nghị Định 42/2014. Nhìn chung, Nghị nghị 40 kế thừa nhiều quy định của Nghị Định 42/2014 và thông tư hướng dẫn của Nghị Định này (Thông tư 24/2014). Mặc dù vậy, Nghị Định 40/2018 quy định nhiều yêu cầu mới và chặt chẽ hơn về hoạt động BHĐC. Cụ thể là,

KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM VỀ PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN CỦA VIỆT NAM

Tại các hệ thống pháp luật khác, Phối Hợp Hành Động (Acting In Concert) về cơ bản được hiểu là sự hợp tác có chủ đích giữa hai hay nhiều bên để thực hiện việc kiểm soát một công ty niêm yết. Và quyền biểu quyết của những người được xem là phối hợp hành động sẽ có được cộng lại để tính xem liệu có cần thực hiện thủ tục công bố và/hoặc chào mua công khai bắt buộc hay không. Quy định về chứng khoán của Việt Nam không dự trù và quy định một cách rõ ràng khái niệm “phối hợp hành động”. Bởi vậy, ở Việt Nam việc những người không phải người liên quan theo luật có thể kết hợp phiếu biểu quyết của mình để kiểm soát (hoặc tác động tới việc kiểm soát) một công ty đại chúng mà không phải công bố hoặc thực hiện chào mua công khai là khá phố biến. Thực tế này có thể gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư đại chúng, những người không nắm được các thay đổi tiềm ẩn về quyền kiểm soát công ty đại chúng.

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Bộ Luật Hình Sự 2015 có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2018 lần đầu tiên đưa ra trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân tại Việt Nam. Trước khi có Bộ Luật Hình Sự 2015, chỉ có các cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam. Đây là một thay đổi lớn đối với hệ thống luật hình sự Việt Nam. Tài liệu kèm theo đây tóm tắt các phân tích của chúng tôi về trách nhiệm hình sự của công ty tại Việt Nam trong Tập 2 của sách Những nguyên tắc của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam.

Bấm vào Đây để tải về.

CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014, kể từ 1 tháng 1 năm 2018, bất kỳ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ một tháng đến dưới ba tháng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Yêu Cầu BHXH). Tiền bảo hiểm xã hội được đóng bởi cả người lao động và người sử dụng lao động theo tỷ lệ nhất định, trong đó người sử dụng lao động thường đóng phần nhiều hơn. Tuy nhiên, không rõ là liệu một người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc với thời hạn từ đủ 1 tháng tới 2 tháng (Hợp Đồng Thử Việc) có phải tuân thủ Yêu Cầu BHXH. Có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này:

Một mặt, có quan điểm cho rằng không phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc bởi vì: