VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TUÂN THỦ NỘI BỘ TRONG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Liên quan tới trách nhiệm hình sự của công ty, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về vai trò của chương trình tuân thủ nội bộ (corporate compliance program). Điều này có nghĩa là một chương trình tuân thủ nội bộ đang triển khai không thể được sử dụng trực tiếp để ngăn ngừa trách nhiệm hình sự của công ty. Điều này khác với Các Hệ Thông Pháp Luật Khác. Mặc dù vậy, một chương trình tuân thủ nội bộ có thể hữu ích theo quy định của BLHS 2015 vì các lý do sau đây:

·         Một công ty có thể tham chiếu đến việc triển khai chương trình tuân thủ nội bộ như là bằng chứng chứng minh rằng công ty không chỉ dẫn, hướng dẫn hay chấp nhận một hành vi tội phạm thực hiện bởi các cá nhân liên quan trong công ty; và

·         Chương trình tuân thủ có thể được xem như là tình tiết giảm nhẹ theo quy định của BLHS 2015 (một phương thức để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi hành vi phạm tội).

TRỞ NGẠI CHO VIỆC THÂU TÓM THÙ ĐỊCH TẠI VIỆT NAM

Xét đến sự thiếu rõ ràng của các Quy Định Về Chào Mua Công Khai và sự khó khăn trong việc thực thi các quy tắc đó trong thực tiễn, không quá khó khăn đối với nhà đầu tư trong việc tích lũy đáng kể cổ phần của một công ty cổ phần đại chúng (công ty mục tiêu) tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư này không được hậu thuẫn bởi Hội Đồng Quản Trị của công ty mục tiêu, thì nhà đầu tư không được hoan nghênh này có thể gặp khó khăn khi tham gia quản lý công ty mục tiêu ngay cả khi nhà đầu tư có thể nắm quyền kiểm soát của công ty mục tiêu ở cấp cổ đông. Điều này là bởi:

ÁP DỤNG SỞ HỮU GIÁN TIẾP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN SỞ HỮU TRONG NGÂN HÀNG CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một cổ đông (đặc biệt là một cổ đông nước ngoài) tại một ngân hàng cổ phần Việt Nam (Ngân Hàng VN) phải biết tỷ lệ nắm giữ của họ trong Ngân Hàng VN là bao nhiêu. Điều này là bởi (1) Có các mức sở hữu tối đa áp dụng cho một cổ đông đơn lẻ hoặc một nhóm người liên quan, và (2) một “Cổ Đông Lớn” cần có chấp thuận từ Ngân hàng nhà nước (NHNN). Việc Luật các tổ chức tín dụng 2010 (LCTCTD 2010) và Nghị Định 01/2014 đưa ra khái niệm về “sở hữu gián tiếp” đã dẫn tới khó có thể xác định chính xác tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông trong một Ngân Hàng VN cho mục đích tại (1) và (2) nêu trên. Sở hữu gián tiếp được định nghĩa là việc một tổ chức, cá nhân sở hữu vốn điều lệ, vốn cổ phần của tổ chức tín dụng thông qua người có liên quan hoặc thông qua ủy thác đầu tư.

CÁC YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT HƠN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Vào tháng 3 năm 2018, Chính phủ đã ban hành một Nghị Định mới (Nghị Định 40/2018) về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (BHĐC). Nghị Định 40/2018 có hiệu lực từ ngày 2 tháng 5 năm 2018 thay thế cho cho Nghị Định 42/2014. Nhìn chung, Nghị nghị 40 kế thừa nhiều quy định của Nghị Định 42/2014 và thông tư hướng dẫn của Nghị Định này (Thông tư 24/2014). Mặc dù vậy, Nghị Định 40/2018 quy định nhiều yêu cầu mới và chặt chẽ hơn về hoạt động BHĐC. Cụ thể là,