Căn cứ hủy niêm yết không rõ ràng đối với các công ty niêm yết tại Việt Nam

Theo Nghị Định 155/2020, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, một công ty niêm yết sẽ bị hủy bỏ niêm yết nếu tổ chức kiểm toán của công ty có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với các báo cáo tài chính của công ty đó trong ba năm liên tiếp. Đây là một căn cứ hủy bỏ niêm yết mới. Mới đây, Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX) đã quyết định hủy bỏ niêm yết một Công Ty mà kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty năm 2019, 2020, và 2021. Quyết định hủy bỏ niêm yết của HSX làm phát sinh một số vấn đề. Cụ thể,

DỰ THẢO QUY ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ TRUNG TÂM DỮ LIỆU

Chính Phủ đang soạn thảo một Nghị Định để sửa đổi một số điều của Nghị định 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (Dự Thảo Nghị Định). Dự Thảo Nghị Định đề xuất một số thay đổi lớn về Nghị Định 72, một trong số đó là việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị Định 72 để điều chỉnh cả dịch vụ trung tâm dữ liệu. Trước đây, không có quy định nào điều chỉnh dịch vụ này.

Dự thảo Nghị Định đã đưa nhiều quy định mới về dịch vụ trung tâm dữ liệu. Ví dụ như:

Nghị Định Mới Về Khu Công Nghiệp Ở Việt Nam

Ngày 28/5/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35 về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (Nghị Định 35/2022) thay thế Nghị Định 82/2018 về cùng vấn đề (Nghị Định 82/2018). Nghị Định 35/2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2022.

Nghị Định 35/2022 đưa ra một số thay đổi đáng kể so với Nghị Định 82/2018, được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý tinh giản hơn cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các dự án KCN.

Thông báo thế chấp khoản phải thu tại Việt Nam

Thế chấp khoản phải thu là một hình thức thế chấp rất phổ biến ở Việt Nam. Điều 33 Nghị Định 21/2021 quy định việc thế chấp bằng khoản phải thu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Luật Dân Sự 2015, chỉ việc chuyển giao quyền (mà không phải thế chấp quyền) mới cần phải được thông báo cho bên có nghĩa vụ. Không rõ liệu yêu cầu thông báo có phải là một yêu cầu làm phát sinh hiệu lực đối kháng hay không và hậu quả nếu không thông báo về việc thế chấp khoản phải thu cho bên có nghĩa vụ liên quan là gì.

Các quy định sau đây ủng hộ quan điểm rằng thông báo cho bên có nghĩa vụ là yêu cầu làm phát sinh hiệu lực đối kháng: