Những điểm không rõ ràng về việc nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến các công ty được kiểm soát tại Việt Nam

Điều 13 của Nghị Định 35/2020 đưa ra hai nhóm ngưỡng thông báo tập trung kinh tế khác nhau. Cụ thể, nhóm các ngưỡng tại Điều 13.2 (Ngưỡng Đặc Biệt) áp dụng cho các giao dịch có sự tham gia của các công ty được kiểm soát như các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán (Công Ty Đặc Biệt), trong khi nhóm các ngưỡng còn lại tại Điều 13.1 (Ngưỡng Thông Thường) áp dụng cho các giao dịch có sự tham gia của các loại hình công ty còn lại (Công Ty Thông Thường). Hai nhóm ngưỡng thông báo tập trung kinh tế khác nhau làm phát sinh nhiều điểm không rõ ràng đối với một giao dịch M&A có sự tham gia của một Công Ty Đặc Biệt.

Thứ nhất, trong trường hợp giao dịch có sự tham gia của một Công Ty Đặc Biệt và một Công Ty Thông Thường, không rõ liệu việc thông báo tập trung kinh tế có phải được thực hiện khi:

Danh sách những người có liên quan của công ty cổ phần Việt Nam được mở rộng?

Khi xác định ai là người có liên quan của công ty cổ phần chưa đại chúng (CTCP), như một thông lệ, mọi người sẽ xem Điều 4.23 của Luật Doanh Nghiệp 2020. Điều 4.23 liệt kê những người có liên quan của một công ty. Tuy nhiên, Điều 167.1 Luật Doanh Nghiệp 2020 về giao dịch của các bên liên quan (GDLQ) áp dụng cho CTCP cho thấy rằng danh sách những người có liên quan theo Điều 4.23 có thể không đầy đủ.

Điều 167.1 quy định rằng: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng và giao dịch giữa CTCP và “những người có liên quan sau đây”:

Nhà đầu tư nước ngoài có cần Chấp Thuận M&A để mua cổ phần thứ cấp trong một công ty chứng khoán ở Việt Nam?

Luật Chứng Khoán 2019 bỏ yêu cầu phải xin chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) đối với các giao dịch liên quan đến 10% Vốn Điều Lệ trở lên của công ty chứng khoán. Thay vào đó, chỉ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ của một công ty chứng khoán mới cần chấp thuận của UBCKNN. Theo đó, không rõ nếu nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần thứ cấp từ các cổ đông hiện hữu trong một công ty chứng khoán Việt Nam có cần phải có Chấp Thuận M&A hay không.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư có liên quan Chấp Thuận M&A theo Luật Đầu Tư 2020 (SKHĐT). Các ngành nghề kinh doanh do công ty chứng khoán thực hiện là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Điều 4.3(e) của Luật Đầu Tư 2020 quy định rằng nếu các quy định của Luật Đầu Tư 2020 và các luật khác được ban hành trước ngày 1 tháng 1 năm 2021 khác nhau về (i) quy trình hoặc thủ tục đầu tư, hoặc (ii) bảo đảm đầu tư, ngoại trừ thẩm quyền, quy trình, thủ tục, điều kiện đầu tư, hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo Luật Chứng Khoán 2019.

NGHỊ QUYẾT MỚI NỚI LỎNG GIỚI HẠN GIỜ LÀM THÊM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Để hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết sự thiếu hụt lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, vào ngày 23 tháng 3 năm 2022, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết số 17 nhằm nới lỏng giới hạn số giờ làm thêm của người lao động so với Bộ Luật Lao Động 2019 (Nghị Quyết 17/2022).

Số giờ làm thêm trong năm

Theo Điều 107.2(c) Bộ Luật Lao Động 2019 và Điều 61 của Nghị Định 145/2020, số giờ làm thêm của người lao động là không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp nhất định mà người lao động có thể làm thêm không quá 300 giờ/năm. Các trường hợp ngoại lệ được giới hạn áp dụng với một vài ngành công nghiệp sản xuất, hoặc các trường hợp nhất định (ví dụ: giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời, hoặc trong các tình trạng khẩn cấp), hoặc các trường hợp khác được Chính phủ cho phép.