Vai trò của đại diện người sở hữu trái phiếu theo pháp luật Việt Nam

Đại diện người sở hữu trái phiếu được định nghĩa tại Nghị Định 155/2020 là thành viên lưu ký của Tổng Công Ty Lưu Ký Và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc lựa chọn để “đại diện” cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, không rõ đại diện người sở hữu trái phiếu là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền của người sở hữu trái phiếu.

Bản chất pháp lý về vai trò của đại diện người sở hữu trái phiếu là tương đối quan trọng. Ví dụ, nếu đại diện người sở hữu trái phiếu là người đại diện theo pháp luật của người sở hữu trái phiếu thì người sở hữu trái phiếu không thể trực tiếp thực hiện các quyền của mình theo các điều khoản trái phiếu. Mặt khác, nếu đại diện người sở hữu trái phiếu chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người sở hữu trái phiếu thì theo quy định của pháp luật, người sở hữu trái phiếu vẫn có thể trực tiếp thực hiện các quyền của mình theo các điều khoản trái phiếu.

CÁC VẤN ĐỀ TIỀM ẨN ĐỐI VỚI NGƯỜI SỞ HỮU TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM KHI TỔ CHỨC PHÁT HÀNH KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ

Việc thắt chặt tín dụng và các chiến dịch chống tham nhũng gần đây ở Việt Nam đã khiến nhiều tổ chức phát hành không thể thanh toán các khoản nợ trái phiếu  còn tồn đọng của mình. Theo một báo cáo gần đây, có khoảng 67 tổ chức phát hành trái phiếu chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu với số tiền chưa thanh toán là khoảng 3,7 tỷ USD. Người sở hữu trái phiếu, những người muốn thu hồi tiền gốc và tiền lãi cũng như được thực hiện các quyền của mình, có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về một số vấn đề sau:

Tội Lừa Đảo Và Sử Dụng Sai Mục Đích Số Tiền Thu Được Từ Phát Hành Trái Phiếu Tại Việt Nam

Trong năm 2022, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã đưa ra các cáo buộc đối với hai cổ đông lớn của Tân Hoàng Minh Vạn Thịnh Phát về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Tội lừa đảo) theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự 2015. Báo chí đưa tin rằng các cá nhân liên quan đã thực hiện các hoạt động gian dối trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và chiếm đoạt số tiền thu được từ phát hành trái phiếu của các nhà đầu tư mua trái phiếu. Tuy nhiên, để chứng minh một cá nhân phạm tội lừa đảo, các cơ quan chức năng sẽ cần đưa ra nhiều chứng cứ hơn để củng cố cho những lập luận của mình.

Nghĩa vụ của công ty Việt Nam đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng trong khi chờ xác nhận đăng ký của UBCKNN

Một công ty Việt Nam đáp ứng các điều kiện là công ty đại chúng nhưng chưa đăng ký công ty đại chúng với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) có thể không cần tuân thủ các nghĩa vụ của công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam.

Theo Luật Chứng Khoán 2019, công ty đại chúng là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện sau (Điều Kiện Bắt Buộc):

· có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên, và

· có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

Luật Chứng Khoán 2019 cũng quy định: